Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Lý thuyết về bài 3: sự vận động và phát triển của thế giới vật chất môn giáo dục công dân lớp 10 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(369) 1230 29/07/2022

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Thế nào là vận động? 

- Vận động là mọi biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.

- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.

c. Các hình thức vận động của thế giới vật chất

- Triết học Mác – Lê Nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

+ Vận động cơ học

+ Vận động vật lí

+ Vận động hóa học

+ Vận động sinh học

+ Vận động xã hội

- Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

=> Bài học: Khi xem xét các sự vật hiện tượng cần xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan niệm cứng nhắc, bất biến.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển?

- Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

- Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau: Có vận động thì mới có phát triển, nhưng không phải sự vận động nào cũng là sự phát triển.

- Sự phát triển diễn ra phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người.

+ Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa.

+ Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

- Quá trình phát triển  của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời.

- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

=> Bài học: Khi xem xét một sự vật, hiện tượng hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.

(369) 1230 29/07/2022