Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết về Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ môn địa lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(400) 1332 28/07/2022

1. Khái quát chung:

            -  Có diện tích lớn nhất nước ta: Khoảng  101.000km2(chiếm 30,5% diện tích cả nước).

            -  Dân số: Trên 12 triệu người - 2006 (chiếm 14,2% dân số cả nước).

            - Gồm 15 tỉnh, thành phố với 2 tiểu vùng (Sử dụng Atlat kể ra các tỉnh).

            -  Tiếp giáp: Trung Quốc, Thượng Lào, ĐBSH, BTB, vịnh BB

            => Vị trí địa lí đặc biệt quan trọng.

Giảm tải phần khái quát còn lại.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện:

a. Khai thác chế biến khoáng sản:

Vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước:

            -  Than:

            + Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á ( than antraxit) . Hiện nay sản lượng khai thác đã vượt 30 triệu tấn/ năm. Ngoài ra còn có than nâu ở Na Dương (Lạng Sơn), than mỡ ở Thái Nguyên.

            + Than được khai thác chủ yếu để xuất khẩu và làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

            - Kim loại đen, kim loại màu: Sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), đồng, vàng (Lào Cai), => Luyện kim, chế tạo máy.

            - Khoáng sản kim loại: Thiếc Tỉnh Túc (Cao Bằng), chì  -   kém (Chợ Điền  -   Bắc Kạn),  đồng  -  vàng (Sinh Quyền  -   Lào Cai),  đồng  -  niken (Tạ Khoa  -  Sơn La), bôxít (Cao Bằng, Lạng Sơn), sắt ở nhiều nơi.

            -  Khoáng sản phi kim loại: Apatít (Lào Cai) => công nghiệp hóa chất  hoá chất.

            -  Vật liệu xây dựng: Đá vôi,  cao lanh, sét (Quảng Ninh), đá quý ở Yên Bái -> CN sản xuất VLXD.

==>  Hạn chế: Đa số các mỏ quặng nằm ở những nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển và nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao.

b. Thuỷ điện:

            -  Tiềm năng thuỷ điện lớn đặc biệt hệ thống sông Hồng: 11 triệu KW, riêng sông Đà gần 6 triệu KW.

            -  Các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình  (sông Đà)  1,92 triệu KW, Sơn La (sông Đà) 2,4 triệu KW, Thác Bà (sông Chảy) 110 nghìn KW, Tuyên Quang (sông Gâm) 300 nghìn KW. Hàng trăm trạm thủy điện quy mô vừa  và nhỏ khác đã xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của địa phương

            - Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dảo.

            -  Hạn chế: Vốn đầu tư, lao động, công nghệ hạn chế,  Vấn đề môi trường sinh thái

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:

a. Điều kiện:

            -  Đất: Chủ yếu là đất feralít phát triển trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. Trung du có đất xám phù sa cổ. Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp như cây chè, các cây đặc sản như hồi quế, tam thất, và các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc thuốc lá…

            -  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao => Có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

            - Có nhiều khả năng mở rộng diện tích

            -  Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường tiêu thụ,....

b. Hiện trạng:

            -  Chè: vùng trồng chè lớn nhất cả nước Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái,.. nhiều giống chè ngon chè Tuyết, San…

            -  Thuốc quý: vùng núi giáp biên giới tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn.

            - Cây ăn quả: mận, đào, lê…

            -  Rau ôn đới và sản xuất hạt giống tại Sa Pa

* Hạn chế.

            -  Rét đậm, rét hại, sương muối

            -  Thiếu nước về mùa đông.

            -  Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.

=> đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc  sản cho phép sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư

4. Chăn nuôi gia súc:

* Thế mạnh:  -  Nhiều đồng cỏ.

                      -  Nhiều cao nguyên lớn ở độ cao 600 -  700m

* Tình hình phát triển:

            -  Trâu, bò thịt nuôi rộng rãi.

            + Trâu: 1,7 triệu con (1/2 đàn trâu cả nước).

            + Bò: 900.000 con (16% đàn bò cả nước).

            - Bò sữa: Mộc Châu (Sơn La).

            - Hiện nay những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn

            - Lợn: đàn lơn tăng nhanh, 5,8 triệu con (21% cả nước) (2005) chủ yếu nhờ giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn

            - Ngoài ra: vùng còn chăn nuôi ngựa, dê,..

5. Kinh tế biển:

            -  Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang phát triển năng động, là một trong 3 cực của tam giác tăng trưởng kinh tế

            + Phát triển mạnh đánh bắt, nuôi trồng , chế biến thuỷ sản.

            + Giao thông vận tải biển   (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông..

            + Du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long , bãi biển Trà Cổ).

            + Khai thác khoáng sản biển.

(400) 1332 28/07/2022