Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa Hà Nam

Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa Hà Nam

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 53 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 232287

Cơ cấu GDP của Hoa Kì có sự chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ cấu GDP của Hoa Kì có sự chuyển dịch theo hướng Giảm tỉ trọng khu vực I (nông nghiệp), II (công nghiệp); tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 232288

Đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì là

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì là tập trung ở vùng ven Đại Tây Dương, thưa thớt ở miền Tây (hình 6.3 Phân bố dân cư Hoa Kì năm 2004)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 232289

Các quốc gia thành lập tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ở Châu Âu là

Xem đáp án

Đáp án D

Các quốc gia thành lập tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ở Châu Âu là Đức, Pháp, Anh

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 232290

Ý nào sau đây không phải là khó khăn hiện nay của các nước EU?

Xem đáp án

Đáp án B

Khó khăn hiện nay của các nước EU không bao gồm Bùng nổ dân số vì Bùng nổ dân số hầu như diễn ra ở các nước đang phát triển, nhất là châu Á và châu Phi, còn các nước EU có tỉ lệ gia tăng dân số thuộc mức thấp, thậm chí gia tăng tự nhiên âm

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 232291

Cho biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thế giới phân theo các châu lục giai đoạn 1750-2015

Nhận xét không đúng với biểu đồ trên là

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận xét không đúng với biểu đồ đã cho là tỉ lệ dân số của các châu lục có sự thay đổi chủ yếu do xuất cư và nhập cư. Vì hầu như chỉ Bắc Mĩ gia tăng dân số do nhập cư là nhiều còn các châu lục khác gia tăng hoặc giảm dân số do gia tăng tự nhiên là chính

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 232292

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong 4 địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong 4 địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là Huế, mưa trung bình năm >2800mm

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 232293

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là trên 200C

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 232294

Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế của Liên Bang Nga?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu không đúng về đặc điểm kinh tế của Liên Bang Nga là Giá trị nhập siêu ngày càng lớn vì Liên Bang Nga đã là nước xuất siêu (120 tỉ USD năm 2005) chứ không phải nhập siêu ngày càng lớn (sgk Địa lí 11 trang 70)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 232295

Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(đơn vị:0C)

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng công thức tính biên độ nhiệt trung bình năm = nhiệt độ tháng Max - nhiệt độ tháng Min

Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội = 28,9 - 16,4 = 12,50C

Biên độ nhiệt trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh = 28,9 - 25,7 = 3,20C

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 232296

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 biết diện tích lãnh thổ nước ta là 331.212 km2.

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng công thức tính độ che phủ rừng = diện tích rừng / Tổng diện tích tự nhiên

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, diện tích rừng năm 2007 = 12739,6 nghìn ha = 127396 km2

Độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 = 127396 / 331212 = 38,5%

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 232297

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km. Vì Đồi núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là núi thấp và núi trung bình chứ không phải núi cao hiểm trở, chiều dài thực tế của lát cắt cũng khoảng 312km chứ không phải 600km (1cm trên bản đồ ứng với 30km thực tế - xem thước tỉ lệ dưới cuối bản đồ)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 232298

Đây không phải là tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội?

Xem đáp án

Đáp án D

Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội không bao gồm khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi (xem các tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại tại sgk Địa lí 11 trang 8-9)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 232299

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở Những quốc gia này cùng giàu tài nguyên thiên nhiên (xem cơ sở hình thành các tổ chức liên kết khu vực tại sgk Địa lí 11 trang 11)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 232300

Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là do ảnh hưởng của gió kết hợp với địa hình. Những nơi địa hình đón gió ẩm thường trở thành trung tâm mưa lớn. Ví dụ như Huế, Đà Nẵng là trung tâm mưa lớn do đón gió Đông Bắc qua biển

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 232301

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào trong các đô thị sau có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

Chú ý: tránh nhầm lẫn với kí hiệu phân cấp đô thị

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 232302

Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực Vùng thượng nguồn sông Chảy (sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 232303

Cho biểu đồ

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét đúng với biểu đồ là Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn sông Hồng và tháng đỉnh lũ của sông Mê Công (tháng 10) muộn hơn sông Hồng (tháng 8)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 232304

Bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm (đơn vị: mm)

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm đã cho là biểu đồ cột ghép; mỗi nhóm cột thể hiện 1 địa điểm, mỗi nhóm cột bao gồm có cả lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 232305

Tình hình xuất nhập khẩu của các nhóm nước trên thế giới

(Đơn vị: tỉ USD)

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào bảng số liệu đã cho, dễ nhận thấy các nước đang phát triển luôn xuất siêu trong các năm 1990 – 2004 (giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu => tỉ trọng xuất khẩu cũng lớn hơn tỉ trọng nhập khẩu => xuất siêu)

=> Nhận xét Các nước đang phát triển luôn trong tình trạng nhập siêu là không đúng

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 232306

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại I của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại I của nước ta là Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 232307

Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta là Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp so với trung bình cả nước. Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhưng chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ, số dân đô thị ít và tỉ lệ dân đô thị cũng thấp

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 232308

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

Xem đáp án

Đáp án D

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình. Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, địa hình lại chia cắt lớn nên sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dộ dốc lớn

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 232309

Sự thay đổi nhiệt độ nhanh theo chiều Bắc - Nam chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án B

Sự thay đổi nhiệt độ nhanh theo chiều Bắc- Nam chủ yếu do tác động của gió mùa Đông bắc giảm dần khi xuống phía Nam. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc làm miền Bắc có mùa đông lạnh, nhiệt độ giảm sâu trong khi miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên vẫn nóng quanh năm => nhiệt độ thay đổi nhanh theo chiều Bắc Nam nhất là vào mùa đông (hay mùa khô)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 232310

Quốc gia Đông Nam Á nào không có chung biển Đông với nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Quốc gia Đông Nam Á không có chung biển Đông với nước ta là Mianma. (Xem Atlat trang 4)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 232311

Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất trong năm là

Xem đáp án

Đáp án B

Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là điểm cực Nam.

Vận dụng kiến thức Địa lí 10, do hoạt động biểu kiến của Mặt Trời nên mọi địa điểm trong cả nước có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong 1 năm. Càng về gần Xích Đạo, 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm càng cách xa nhau

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 232312

Đường biên giới quốc gia trên biển là

Xem đáp án

Đáp án B

Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải (sgk Địa lí 12 trang 15)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 232313

Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta không bao gồm Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Vì sự phân hóa của địa hình và đất trồng mới là nhân tố cho phép và đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (sgk Địa lí 12 trang 88)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 232314

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là quá trình xâm thực- bồi tụ (sgk Địa lí 12 trang 45)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 232315

Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là

Xem đáp án

Đáp án D

Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.(sgk Địa lí 12 trang 45)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 232316

Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng là quá trình tích tụ mạnh các chất oxit sắt và oxit nhôm (sgk Địa lí 12 trang 46)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 232317

Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có đặc điểm sau?

Xem đáp án

Đáp án A

 Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có đặc điểm Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. Vì khu vực I tỉ trọng giảm dần và hiện nay đã chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành kinh tế ( năm 2005, khu vực I chiếm 21%) (sgk Địa lí 12 trang 82 và Atlat trang 17)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 232318

Cho biểu đồ thể hiện dân số nước ta và tỉ lệ dân thành thị từ năm 2000 đến 2013.

Nhận xét nào sau đây không phù hợp với biểu đồ trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào biểu đồ đã cho, áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100%

=> Giá trị thành phần = Tỉ trọng thành phần * Tổng

Ta có bảng số dân thành thị và nông thôn từ năm 2000 đến 2013

Đơn vị: triệu người

Năm

2000

2005

2008

2010

2013

Tổng dân số

77,6

82,4

85,1

86,9

89,7

Thành thị

18,70

22,33

24,68

26,50

28,89

Nông thôn

58,9

60,07

60,42

60,4

60,81

Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc (lần)

=> Tốc độ tăng số dân thành thị = 28,89 /18,70 = 1,55 lần

Tốc độ tăng số dân nông thôn = 60,81 / 58,9 = 1,03 lần

Tốc độ tăng số dân cả nước = 89,7 / 77,6 = 1,16 lần

=> A. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân cả nước => đúng

B. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp so với thế giới => đúng

C. Số dân thành thị tăng chậm hơn số dân nông thôn => sai

D. Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng 8,1% từ năm 2000 đến 2013 => đúng

=> Nhận xét không đúng là C

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 232319

Lĩnh vực tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án A

Lĩnh vực tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 7)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 232320

Gió hướng đông bắc thổi ở phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là

Xem đáp án

Đáp án C

Gió hướng đông bắc thổi ở phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm (sgk Địa lí 12 trang 41)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 232321

Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển biến nhanh chóng. Vì hiện nay, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu động theo ngành và theo thành phần kinh tế nhưng sự chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng như cầu phát triển của đất nước

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 232322

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị để tạo nhiều việc làm mới

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 232323

Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau (sgk Địa lí 12 trang 145)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 232324

Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng cao lên là nhờ

Xem đáp án

Đáp án C

Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng cao lên là nhờ những thành tựu quan trọng trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế (sgk Địa lí 12 trang 73)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 232325

Ý nào sau đây không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận xét không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta là Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị vì quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu do công nghiệp hóa, do mở rộng địa giới đô thị là chính

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 232326

Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện

Xem đáp án

Đáp án C

Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện ở việc xuất hiện các cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như pơ mu, sa mu (sgk Địa lí 12 trang 48)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »