Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Địa Lý năm 2020 - Trường THPT Võ Văn Kiệt

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Địa Lý năm 2020 - Trường THPT Võ Văn Kiệt

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 231407

Phần lớn địa hình phần lãnh thổ phía Tây của Liên Bang Nga là

Xem đáp án

Đại bộ phận lãnh thổ phía Tây của Liên Bang Nga là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu và Tây Xibia) và vùng trũng (sgk Địa lí 11 trang 62).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 231408

Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á: Thái Lan (1967), Bru-nây (1984), Việt Nam (1995), Mi-an-ma (1997) và Cam-pu-chia (1999) (sgk Địa lí 11 trang 106).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 231409

Cơ quan nào của EU có quyền lực chính trị cao nhất?

Xem đáp án

Cơ quan có quyền lực chính trị cao nhất của EU là Hội đồng châu Âu (xem sơ đồ hình 7.4 Các cơ quan đầu não của EU – sgk trang 49).

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 231410

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015?

Xem đáp án

Căn cứ vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 1985-2015 tỉ trọng xuất khẩu của Trung Quốc có xu hướng tăng nhưng không liên tục: Giai đoạn 1985-1995, tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng, Giai đoạn 1995-2004, tỉ trọng xuất khẩu lại có xu hướng giảm…

=> Nhận xét Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhanh và liên tục là không đúng.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 231411

Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Liên Bang Nga?

Xem đáp án

Dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Liên Bang Nga là người Nga, chiếm 80% dân số (sgk Địa lí 11 trang 64).

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 231412

Phân bố dân cư của Hoa Kì có sự thay đổi theo hướng từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương vì

   

Xem đáp án

Phân bố dân cư của Hoa Kì có sự thay đổi theo hướng từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương vì để phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ: sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương, kéo theo sự thay đổi phân bố dân cư.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 231413

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông Hồng có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta, chiếm 21,91% tổng diện tích lưu vực sông ở nước ta.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 231414

Nhận định nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

Xem đáp án

Nhận định đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì là: Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì (sgk Địa lí 11 trang 42).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 231415

Đường bờ biển nước ta kéo dài từ

Xem đáp án

Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên (xem Atlat trang 6-7).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 231416

Nông nghiệp đang đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế ở vùng kinh tế nào của Nhật Bản?

Xem đáp án

Nông nghiệp đang đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế ở vùng kinh tế Xi-cô-cư của Nhật Bản (sgk Địa lí 11 trang 83).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 231417

Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Địa hình nước ta không có đặc điểm nhiều đồi núi, chủ yếu là núi cao vì địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (sgk Địa lí 12 trang 29).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 231418

Dọc ven biển nước ta, mơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề

Xem đáp án

Dọc ven biển nước ta, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối (sgk Địa lí 12 trang 38).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 231419

Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là của miền Tây Trung Quốc?

Xem đáp án

Đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc là Khí hậu khắc nghiệt, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc lớn (sgk Địa lí 11 trang 87)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 231420

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố) giáp với Lào?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, nước ta có 10 tỉnh giáp với Lào bao gồm Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 231421

Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung (xem sgk trang 30 và Atlat trang 13).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 231422

Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực

Xem đáp án

Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực Nam Trung Bộ. Quan sát Atlat trang 6 -7 dễ nhận thấy khu vực vùng biển Nam Trung Bộ, các đường đẳng sâu xếp xít nhau, thềm lục địa hẹp, biển sâu, dốc mau xuống độ sâu 2000m).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 231423

Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta thuộc

Xem đáp án

Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (sgk Địa lí 12 trang 13 và Atlat trang 4-5).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 231424

Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 231425

Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta?

Xem đáp án

Thuận lợi không phải là của khu vực đồng bằng ở nước ta là “Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày” vì đồng bằng thích hợp với cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày hơn; cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng trung du, miền núi hơn.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 231426

Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc (đơn vị: lần).

=> Tốc độ tăng diện tích cây cao su của các nước Đông Nam Á = 9,0 / 3,4 = 2,65 lần.

Tốc độ tăng diện tích cây cao su của thế giới = 12,0 / 4,2 = 2,86 lần.

=> Tốc độ tăng diện tích cây cao su của các nước Đông Nam Á chậm hơn thế giới.

=> nhận xét C không đúng.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 231427

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 231428

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là Huế, lượng mưa trung bình năm >2800mm.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 231429

Cây trồng nào sau đây không phải là nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam ở Trung Quốc?

Xem đáp án

Cây trồng không phải là nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam ở Trung Quốc là Lúa mì vì Lúa mì chủ yếu được trồng ở đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc (xem hình 10.9 Phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc – sgk Địa lí 11 trang 94).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 231430

Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?

Xem đáp án

Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là “Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa” vì Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều (sgk Địa lí 11 trang 76).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 231431

Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần

Xem đáp án

Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần canh tác hợp lí, chống suy thoái và ô nhiễm đất: chống bạc màu, glây, nhiễm phèn, nhiễm mặn, bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải  công nghiệp chứa chất độc hại,… (sgk Địa lí 12 trang 61).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 231432

Cho bảng số liệu:

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện  sự thay đổi cơ cấu nhiều năm (>=4 năm) là biểu đồ miền =>  biểu đồ thích hợp nhất thể hiện  sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014 là biểu đồ miền.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 231433

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, dãy núi không chạy theo hướng tây bắc- đông nam là dãy Đông Triều (dãy Đông Triều chạy theo hướng vòng cung).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 231434

Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Nhận định đúng về tài nguyên rừng nước ta hiện nay là diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ nhỏ, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi (sgk Địa lí 12 trang 58).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 231435

Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở

Xem đáp án

Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình caxtơ (sgk Địa lí trang 45), nước tham gia hòa tan đá vôi, thành tạo nên các dạng địa hình độc đáo như hang động, suối cạn, thung khô, núi đá vôi với nhiều hình thù …

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 231436

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?

Xem đáp án

Nguồn cung cấp nước chính cho sông ngòi nước ta là nước mưa và phần nước từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ. Vì thế, nguyên nhân chủ yếu làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn là Lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào (60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ) (sgk Địa lí 12 trang 45).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 231437

Cho bảng số liệu sau:

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Tp. Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy chế độ nhiệt của Tp. Hồ Chí Minh đặc trưng là nóng quanh năm, nhiệt độ luôn > 250C

=> nhận xét không đúng là “Có 3 tháng mùa đông lạnh".

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 231438

Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc-Nam ở nước ta?

Xem đáp án

Vì miền Bắc có mùa đông lạnh nên biên độ nhiệt cao, miền Nam không có mùa đông lạnh mà nóng quanh năm nên biên độ nhiệt thấp => biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.

=> Nhận xét không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc-Nam ở nước ta là “Biên độ nhiệt trung bình năm càng về phía Nam càng tăng”.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 231439

Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có

Xem đáp án

Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ cao, đủ tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 231440

Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do

Xem đáp án

Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do hướng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình. Đông Bắc có các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông, hút gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nội vùng tạo nên mùa đông lạnh và sâu sắc nhất nước ta. Trong khi đó, Tây Bắc do ảnh hưởng của bức chắn địa hình Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vuông góc với hướng gió Đông Bắc nên có mùa đông đến muộn kết thúc sớm…

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 231441

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy:

Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 200C => A đúng.

Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh => B đúng.

Biên độ nhiệt của Hà Nội (12,50C)  lớn hơn nhiều TP Hồ Chí Minh (3,20C)  => C đúng.

TP Hồ Chí Minh nóng quanh năm, nhiệt độ luôn trên 250C => nhận xét Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mùa đông lạnh kéo dài 2 tháng là không đúng.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 231442

Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nước ta do

Xem đáp án

Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nước ta do mưa lớn và triều cường (sgk Địa lí 12 trang 63).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 231443

Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do

Xem đáp án

Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do bão thường kèm theo mưa lớn, dễ gây lụt úng, lũ ống, lũ quét, xói mòn…

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 231444

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là

Xem đáp án

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta.(sgk Địa lí 12 trang 52).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 231445

Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì

Xem đáp án

Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì miền Bắc có nền nhiệt độ thấp hơn (do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông) nên chỉ cần tới 600-700m khí hậu đã mát mẻ, đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 231446

Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng

Xem đáp án

Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng đông nam, tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta (sgk Địa lí 11 trang 42).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »