Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953)
I. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).
- 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
- Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
- Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
- Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
* Âm mưu của Pháp:
- Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:
+ Khoá chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường sổ 4.
+ Thiết lập "Hành lang Đông- Tây" (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).
+ Chuẩn bị kế hoạch có qui mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.
* Chủ trương, kế hoạch của ta:
- Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:
+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xà hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến:
- Ngày 16-9-1950, chiến dịch bất đầu.
- Ngày 18-9. quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.
- Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.
- Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.
- Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.
- Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị- Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
* Kết quả
- Giải phóng vùng biên giới Việt-Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
- Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình.
- Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.
* Ý nghĩa:
- Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.
II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP
- Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đă mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.
- Lợi dụng sự suy yếu của thực dâp Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2-1951)
- Hoàn cảnh: Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2-1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
- Nội dung:
+ Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.
+ Thảo luận và thông qua Báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày.
+ Thảo luận và quyết định nhiều chính sách cơ bản trên mọi lĩnh vực củng cố chính quyền, xây dựng quân đội, củng cố mặt trận...
+ Đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam (hai nước Lào, Campuchia xây dựng đảng cách mạng riêng cho thích hợp...)
+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chi Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.
- Ý nghĩa:
+ Đánh dấu bước trưởng thành cùa Đảng.
+ Mối quan hệ Đảng - quần chúng được tăng cường.
+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn.
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
- Về chính trị:
+ Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (11-3-1951) để tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn đân.
+ Ngày 1-5-1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất chọn được 7 anh hùng.
- Về kinh tế:
+ Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động từ năm 1952 phát triển mạnh, lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia. Phong trào chống thiên tai, dịch hoạ để bảo vệ sản xuất cũng phát triển.
+ Năm 1953, phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.
- Về văn hoá- giáo dục-y tế:
+ Đến năm 1954, số học sinh các cấp đã tăng lên
+ Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.