Các khu vực châu Phi
1. Khu vực Bắc Phi.
a) Khái quát tự nhiên.
- Phía Bắc:
+ Dãy núi trẻ At-lat ở rìa phía tây bắc của châu lục. Các đồng bằng ven Địa Trung Hải.
+ Khí hậu Địa Trung Hải.
+ Thảm thực vật: rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió,vào sâu nội địa là xavan, cây bụi.
- Phía Nam:
+ Hoang mạc nhiệt đới (hoang mạc Xahara).
+ Khí hậu rất khô và nóng.
+ Thực vật: gồm những bui cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; các ốc đảo có cây cối xanh tốt.
=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.
b) Khái quát kinh tế - xã hội.
- Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo hồi.
- Các nước Địa Trung Hải:
+ Có lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.
+ Trồng các loại cây : Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới
- Các nước thuộc Xa-ha-ra:
+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác , chế biến dầu mỏ
+ Trồng các loại cây : lạc, bông, ngô...
2. Khu vực Trung Phi.
a) Khái quát tự nhiên.
Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông
- Phía Tây: chủ yếu là bồn địa, khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới.
+ Môi trường xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm. Sông ngòi dày đặc, lớn nhất là sông Công –gô.
+ Môi trường nhiệt đới: có một mùa mưa, một mùa khô; phát triển rừng thưa và xavan.
- Phía Đông: địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo; khí hậu gió mùa xích đạo; phát triển “xavan công viên”, rừng rậm ở sườn đón gió; khoáng sản (vàng, đồng, chì…)
b) Khái quát kinh tế – xã hội.
- Dân cư: là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrốit, tín ngưỡng đa dạng.
- Kinh tế : Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.
- Khó khăn : Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.