Điểm giống nhau cơ bản giữa ba loại hình chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961-1973) là gì?
A. Có cố vấn Mĩ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta.
B. Sử dụng quân Sài Gòn, do Mĩ chỉ huy, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Sử dụng quân Mĩ và đồng minh, với sự viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.
D. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Lời giải của giáo viên
Trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn coi "bình định" là chính sách chiến lược cơ bản hàng đầu và thực hiện nhất quán, xuyên suốt gắn liền với chủ nghĩa thực dân mới. Bình định được tiến hành bằng việc sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... trong đó, chính trị vừa là mục tiêu chiến lược vừa là biện pháp chủ yếu và được sử dụng thường xuyên, nhằm thực hiện mục đích cốt lõi là chiếm đất, giành dân, kiểm soát địa bàn, phá hoại hậu phương và căn cứ cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
- Trong thời kỳ "Chiến tranh một phía (1954 - 1960)": là chương trình "Tố Cộng, diệt Cộng" nhằm đàn áp phong trào quần chúng, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng; xúc tiến kế hoạch lập khu Dinh điền, khu Trù mật để nắm dân.
- Trong thời kỳ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965): chính thức đưa ra "chương trình bình định" hay "chương trình bình định nông thôn", mở đầu là kế hoạch Xtalây - Taylo bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng (6.1961 - 12.1962) bằng nhiều biện pháp, trong đó Ấp chiến lược (1961 - 1963) là biện pháp chủ yếu nhất và được nâng thành "Quốc sách"; chương trình "bình định có trọng điểm" (1964 - 1965), tổ chức những cuộc hành quân đánh phá ác liệt và lập Ấp tân sinh thay cho ấp chiến lược.
- Trong thời kỳ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968): thực hiện chương trình "Phát triển cách mạng" (1965 - 1967), đưa bình định lên ngang với biện pháp quân sự "tìm diệt", xây dựng "làng kiểu mẫu"
- Trong thời kì thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973): Mĩ thực hiện “bình định xây dựng" (1969), "bình định phát triển" (1970), "bình định bổ túc" (6-1970); cài cắm các "đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" (gần 800 đoàn với hơn 44.000 người) xuống các thôn ấp để hoạt động bình định. Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1-1973), Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa xúc tiến kế hoạch "bình định lấn chiếm", mở những cuộc hành quân "tràn ngập lãnh thổ" để lấn đất, giành dân, tạo lợi thế trong điều kiện có giải pháp chính trị.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Để giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân ta đã được tập dượt qua các phong trào cách mạng
Trong thời kỳ 1945-1954, cách mạng nước ta thực hiện nhiệm vụ chiến lược là
Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
Bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là gì?
Cuối thập kỉ 90, tổ chức nào là liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh?
Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về
Điểm khác nhau trong nguyên tắc hoạt động của ASEAN và Liên Hợp quốc?
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là
Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930 có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam là
Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới của Việt Nam là
Trong thời kỳ 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?