Đề thi THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Bộ GD&ĐT - Mã đề 311
Đề thi THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Bộ GD&ĐT - Mã đề 311
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
147 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã và đang đưa loài người chuyển sang thời đại văn minh:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”.
Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2 - 1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một
Đáp án D
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2 - 1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lênin.
Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga:
Đáp án C
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga có tính hiệu phục hồi và phát triển.
Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân là nội dung trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) về
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân là nội dung trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) về chính trị.
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) chủ trương đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba mặt trận:
Đáp án C
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) chủ trương đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc điểm gì?
Đáp án D
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc điểm: Mang tính tự phát.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ?
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Về nước Đức:
- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
=> Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi:
Đáp án D
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã gây ra nhiều thiệt hại cho Pháp => Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và phát triển nền kinh tế chính quốc.
Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
Đáp án C
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch Chinh phục từng gói nhỏ.
Báo cáo của V. I. Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích Nga (tháng 4 - 1917) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang:
Đáp án C
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Báo cáo của V. I. Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích Nga (tháng 4 - 1917) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang: cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã:
Đáp án D
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16?
Đáp án C
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo quyết định của hội nghị Postđam, thực dân Anh sẽ vào Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Giải chi tiết:
Hội nghị Iant đã đưa ra những quyết định quan trọng: 1. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; 2. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới; 3. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giair giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thất bại chủ yếu là do:
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thể kỉ XIX.
- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân triều đình đã phối hợp cùng nhân chống Pháp gây cho chúng nhiều khó khăn, khiến quân Pháp bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) suốt 5 tháng.
- Khi Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình có chiến đấu nhưng tan rã nhanh chóng. Hơn nữa, nhân lúc Pháp gặp khó khăn lại chủ trương phòng thủ bằng cách xây dựng đại đồn Chí Hòa. Tư tưởng chủ hòa trong triều đình xuất hiện làm lòng người li tán. Sau đó lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.
- Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần 1 (1873) và Bắc kì lần 2 (1883) một số nhận vật tiêu biểu như Tôn Thất Thuyết, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng thất bại. Triều đình vẫn nuôi ảo tưởng chống lại Pháp bằng con đường hòa hoãn. Lần lượt kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) rồi Hácmăng (1883) cuối cùng là Patơnốt (1884), Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Pa tơ nốt đánh dấu hoàn thành quá trình đầu hàng từng bước của triều Nguyễn cũng là đánh dấu sự hoàn thanh quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ:
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
- Năm 1911, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc nổ ra đã lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Chính phủ Dân quốc, thi hành hàng loạt các chính sách tiến bộ.
- Trước ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu cùng với một số người cùng chí hướng trong nước sang đã tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội.
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là:
Đáp án A
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936 – 1939:
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ chính trị, tham gia mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc không thu - đông năm 1947?
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Nội dung: Quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc không thu - đông năm 1947.
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (tháng 12 - 1950) của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nội dung nào dưới đây?
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (tháng 12 - 1950) của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nội dung là: Tăng cường phòng ngự trên Hành lang Đông - Tây.
Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Đáp án B
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9 - 1939), các nước đế quốc Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm:
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9 - 1939), các nước đế quốc Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm: đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Tháng 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được hình thành là biểu hiện của xu hướng liên kết khu vực đang diễn ra mạnh mẽ vào những năm 50-60 của thế kỉ XX. Các nước muốn liên kết khu vực trên cơ sở đã giành được độc lập, muốn liên kết để khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Đặc biệt là hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Đối với EU và ASEAN đều muốn hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.
Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước ngay sau Đại thắng mùa Xuân 1975 vì:
Đáp án A
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước ngay sau Đại thắng mùa Xuân 1975 vì: đó là ý chí và nguyện vọng thiết tha của toàn dân tộc.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã:
Đáp án A
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã: xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6 - 3 - 1946) có tác dụng như thế nào?
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Trước ngày 6-3-1946, Đảng ta chủ trương hòa với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam => quan hệ Việt Nam với Pháp là quan hệ đối đầu.
Từ ngày 6-3-1946, do không muốn phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc và có thêm thời gian để củng cố và chuẩn bị mọi mặt nên Chính phủ đã kí với Pháp bản Hiệp định sơ bộ => quan hệ Việt nam và Pháp đã chuyển từ quan hệ đối đầu sang đối thoại cho đến khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ 19-12-1946).
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
Đáp án D
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt là: Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực, hình thành Liên minh thống nhất giữa nhiều nước thành viên và có sự thống nhất về thị trường (đồng Euro ra đời năm 2002).
Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì:
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì: độc lập dân tộc.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều:
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Những điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) bao gồm:
+ Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược.
Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
+ Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (Chiến dịch Điện Biên Phủ) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (Chiến dịch Hồ Chí Minh).
+ Cả hai chiến dịch dều do ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.
Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ có sự nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc:
- Phan Bội Châu cho rằng cần phải đánh đuổi thực dân Pháp trước, ban đầu ông chủ trương thành lập Hội Duy tân (1904) và tổ chức phong trào Đông Du sau đó là thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912). => Xu hướng bạo động, chưa nhận thức được bản chất của kẻ thù.
- Phan Châu Trinh lại chủ trương dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
=> Xu hướng cải cách, chưa xác định được kẻ thù chủ yếu trước mắt.
Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã:
Đáp án D
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã: buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
- (Sgk 12 trang 149): Lực lượng quân Pháp lúc đông nhất tại Điện Biên Phủ là 16200 quân.
- (Sgk 12 trang 150): Đảng ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, gồm 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y,… với tổng số 55000 quân.
=> Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện lấy nhiều đánh ít.
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
Đáp án D
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm khác nhau là: Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về: chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết.
Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là:
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Đầu thế kỉ XX, đặc biệt từ năm 1919 đến năm 1930, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song phát triển cùng huynh hướng vô sản, đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (1930)
- Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đọc “Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội, Nhân dân đấu tranh không phải lập lai chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vi dân. Khuynh hướng vô sản thực sự thắng thế đánh dấu mốc bắng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), khẳng định quyền lãnh đạo và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là dựa vào lực lượng quân sự Mỹ:
- Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965): có sự chỉ hủy của cố vấn Mỹ.
- Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): có tham chiếm của quân viễn chinh Mỹ và sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ.
- Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973): có sự chỉ hủy của cố vấn Mỹ phối hợp với không quân, hậu cần Mỹ.
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?
Đáp án A
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô từ quan hệ đồng minh đã chuyển sang đối đầu và dần đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh là sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ trên nhiều lĩnh vực nhưng không có sự xung đột vũ trang trực tiếp, làm cho tình hình thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu.
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ và thỏa thuận Xô – Mĩ.
=> Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đối đầu gay gắt.
Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỷ XX là sự:
Đáp án D
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Một hệ quả quan trọng từ giai đoạn 2 của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật (Cách mạng khoa học – công nghệ) đó là xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX.
Một trong những biểu hiện quan trọng của xu thế toàn cầu hóa là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), …
=> Sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế nửa sau thế kỉ XX.
Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 để lại bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng. Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc.
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do:
Đáp án B
Phương pháp: phân tích
Giải chi tiết:
Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công là kết quả thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cuộc cách mạng
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Giải chi tiết:
Giai đoạn 1939 – 1945, do quy định bởi hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước đã đặt ra yêu cầu đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc (mở đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là Hội nghị tháng 11-1939 và hoàn chỉnh vào Hội nghị 5 – 1941).