Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là:
A. Sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
B. Sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
C. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
D. Quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản.
Lời giải của giáo viên
Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở các nước Đông Âu đã chứng tỏ trật tự hai cực Ianta đã tồn tại gần nửa thế kỷ (1945 - 1991) không còn nữa. Cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế đã thay đổi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu, từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, chuyển sang trạng thái mất cân bằng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Xuất hiện trật tự thế giới mới: “Nhất siêu (Mỹ), đa cường, đa trung tâm”, Và tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông Tây và hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế... đã từng chi phối đời sống quốc tế suốt nửa thế kỉ chiến tranh lạnh, nay đã chuyển hóa dưới hình thức khác, và nổi lên những mâu thuẫn mới. Sự vận động của những mâu thuẫn này sẽ quyết định đến diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Thông qua tổ chức Liên hợp quốc và diễn đàn quốc tế, các quốc gia đang phát triển tiếp tục đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế, trật tự thế giới bình đẳng và dân chủ. Do đó các nước thế giới thứ ba, cũng là lực lượng quan trọng, tham gia vào tương quan lực lượng, góp phần chi phối xu hướng hình thành cục diện thế giới, trật tự thế giới tương lai.
=> Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh
là sự phát trỉến của các lực lượng cách mạng, hòa hình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chọn: A
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này:
Yêu cầu nào dưới đây đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập?
Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là:
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là:
Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về:
Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là:
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định trong những năm 1939 - 1941 là:
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ:
Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm gì từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là:
Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là gì?
Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?