Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Là một giải pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp và phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.
B. Là một giải pháp an toàn đối với thực dân Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
C. Là một sự nhân nhượng thiếu nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để giữ vững chủ quyền dân tộc.
D. Là một sự nhân nhựợng nguy hiểm về không gian của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
Lời giải của giáo viên
Đáp án A
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Hiệp định Sơ bộ là một biện pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp: Pháp muốn kéo quân ra Bắc để âm mưu kiểm soát toàn bộ Việt Nam nhưng đang vướng quân Trung Hoa Dân Quốc và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam chống Pháp ở Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ được kí kết đã cho phép Pháp mang 15000 quân ra Bắc để thay thế quân Trung Hoa Dân Quốc.
- Hiệp định sơ bộ phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ, trong hoàn cảnh phải đối phó với hai kẻ thù cùng một lúc, Pháp kéo quân ra Bắc sẽ loại bỏ được 1 kẻ thù là quân Trung Hoa Dân quốc, giúp Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.
=> Hiệp định sơ bộ được kí kết là một giải pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp và phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Việc tiến hành thành công Minh Trị Duy tân của Nhật Bản (1868) đã đặt ra bài học kinh nghiệm gì đối với các nước hiện nay?
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản trong những thập niên 60, 70 của thế kỉ XX?
Việc chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải ở Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp nhằm mục đích
Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu là chủ đạo là do
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nixơn) là
Thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong hai thập niên đầu thế kỉ XIX đã
“Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tấn công…” là nghị quyết của
Thực tiễn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 cho thấy: thực chất hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam chính là
Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ngày sau năm 1954?
Chiến lược toàn cầu ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ lúc đầu là một chiến lược mang tính
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1969) là
Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) có đoạn “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”. Tuyên ngôn đã khẳng định
Văn kiện nào của Đảng trong giai đoạn 1930 – 1945 đã xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân?
Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh?