Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.
B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Lời giải của giáo viên
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 mang tính chất dân chủ do:
- Mục tiêu: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ cơm áo và hòa bình. (mục tiêu đấu tranh mới)
- Lực lượng tham gia: không chỉ có công – nông mà còn có địa chủ, tư sản, tiểu tư sản đông đảo đấu tranh cho mục tiêu dân chủ.
- Hình thức đấu tranh: kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. ( hình thức đấu tranh mới)
Tuy nhiên, phong trào này có tính dân tộc nhưng không điển hình như cách mạng tháng Tám do:
+ Mục tiêu đấu tranh trong phong trào này: Đảng chưa chủ trương thực hiện các khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “cách mạng ruộng đất”, mà chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình những đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để giành nó từ tay kẻ thù của dân tộc.
+ Lực lượng tham gia phong trào hết sức rộng rãi, bao gồm cả những người Pháp cõ xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, những lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc.
+ Thông qua phong trào này, Đảng có điều kiện xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” thể hiện nội dung nào của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?
Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng vì:
“Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt –Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” là mục tiêu của
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Sự kiện đánh dấu sự “khởi sắc” của tổ chức ASEAN là
Mục đích quan trọng nhất của Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947 là
ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là
Một trong những mục tiêu của chiến lược “ Cam kết và mở rộng” dưới thời B.Clintơn là
Nội dung nào sau đây không có trong Luận cương chính trị tháng 10-1930?
Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ là
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Đường 14-Phước Long trong Đông –Xuân 1974-1975 cho thấy:
Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược và chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari?
Tác dụng của phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam từ năm 1961-1965 đã