Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?
A. Không phân cực rõ ràng
B. Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc
C. Quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu
D. Có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự
Lời giải của giáo viên
Điểm khác biệt giữa trật tự Véc-xai- Oasinhtơn và trật tự Ianta
- Lực lượng tham gia chi phối trật tự
+ Véc-xai- Oasinhtơn: các nước đế quốc
+ Ianta: các nước tư bản (Mĩ, Anh) và Liên Xô XHCN
- Tính phân cực:
+ Véc-xai- Oasinhtơn: không có sự phân cực rõ ràng. Đây thực chất là sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất trong khối tư bản chủ nghĩa
+ Ianta: phân thành 2 cực đứng đầu mỗi cực là Liên Xô và Mĩ. Điều này không chỉ đơn thuần là sự phân chia quyền lợi chiến tranh mà còn thể hiện sự đối lập về ý thức hệ
- Tính chất:
+ Véc-xai- Oasinhtơn: mang tính áp đặt, quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu => không bền vững
+ Ianta: mang tính hôn hòa hơn so với Véc-xai- Oasinhtơn, không trừng phạt các nước bại trận quá nặng nề => mang tính bền vững cao hơn
Đáp án D: trật tự Véc-xai- Oasinhtơn có Hội Quốc liên là cơ quan duy trì trật tự. Còn trật tự Ianta có tổ chức Liên hợp quốc
Đáp án cần chọn là: D
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Vì sao việc thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp lại là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?
Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là
Sự Chấm dứt chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đến tình hình Đông Nam Á?
Điểm khác biệt giữa chiến tranh lạnh với 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là gì?
Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ đối với các nước đồng minh trong lịch sử là gì?
Những phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX có điểm gì khác so với cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn?
Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp quốc có sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?