Câu hỏi Đáp án 2 năm trước 30

"Nhằm thẳng quân thù mà bắn" là câu nói nổi tiếng của ai?

A. Phạm Tuân.    

B. Lí Tự Trọng. 

C. Võ Thị Sáu.           

D. Nguyễn Viết Xuân.  

Đáp án chính xác ✅

Lời giải của giáo viên

verified HocOn247.com

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc- một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 7 tuổi, Nguyễn Viết Xuân đã phải sống một cuộc đời đi ở kéo dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Năm 1964, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Tiêu biểu là trận đánh địch ngày 18 tháng 11 năm 1964. Trong trận chiến đấu này, Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”

Chọn D 

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1: Trắc nghiệm

Đến ngày 20/9/1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?

Xem lời giải » 2 năm trước 33
Câu 2: Trắc nghiệm

Điều kiện cơ bản nhất để hình thành khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ năm 1930 đến năm 1939 là gì ?

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 3: Trắc nghiệm

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công và Ma Cao vẫn là thuộc địa của nước nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 30
Câu 4: Trắc nghiệm

Ngày 9 - 11 - 1946 đã diễn ra sự kiện nào trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?

Xem lời giải » 2 năm trước 30
Câu 5: Trắc nghiệm

Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem lời giải » 2 năm trước 30
Câu 6: Trắc nghiệm

Thắng lợi nào của nhân dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?

Xem lời giải » 2 năm trước 29
Câu 7: Trắc nghiệm

Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939.

Xem lời giải » 2 năm trước 29
Câu 8: Trắc nghiệm

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?

Xem lời giải » 2 năm trước 28
Câu 9: Trắc nghiệm

Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thứ giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

Xem lời giải » 2 năm trước 28
Câu 10: Trắc nghiệm

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 27
Câu 11: Trắc nghiệm

Sau sự kiện nào, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ ? 

Xem lời giải » 2 năm trước 27
Câu 12: Trắc nghiệm

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

Xem lời giải » 2 năm trước 27
Câu 13: Trắc nghiệm

Kế hoạch quân sự nào của Pháp muốn giành lấy một thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự" ? 

Xem lời giải » 2 năm trước 27
Câu 14: Trắc nghiệm

Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?

Xem lời giải » 2 năm trước 27
Câu 15: Trắc nghiệm

Năm 1949, đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 26

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »