Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX), thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là gì?
A. Những bất bình đẳng giữa các nước trong quan hệ quốc tế
B. Sự chênh lệch về trình độ kinh tế khi tham gia hội nhập quốc tế
C. Việc sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài
D. Sự cạnh tranh khốc liệt ở nhiều lĩnh vực trên thị trường thế giới
Lời giải của giáo viên
- Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế khiến cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng. Bên cạnh đó, xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm đã làm cho mối quan hệ quốc tế trên lĩnh vực kinh tế ngày càng sôi động.
- Trong quá trình mở cửa, hội nhập để phát triển, thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ: do kinh tế Việt Nam xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại trải qua thời kì dài bị chiến tranh tàn phá. Trong điều kiện hòa bình và xây dựng đất nước, Việt Nam vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hay như sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học – kĩ thuật,... cũng tác động rất lớn đối với nước ta. Nếu không bắt kịp thì ta sẽ bị tụt hậu. Do đó, đòi hỏi phải có đường lối, chính sách phát triển phù hợp để vượt qua thách thức và tiếp tục phát triển.
Chọn D
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến tính thống nhất cao phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn", "Thực lực” của Việt Nam giai đoạn đó được hiểu là sức mạnh
Trong giai đoạn 1930 - 1945, sự ra đời của Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đã chứng tỏ
Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc (12 - 1989) đã tác động gì đến khu vực Đông Nam Á?
Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 ở Việt Nam là
Mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản thông qua các chính sách phát triển đất nước từ năm 1991 đến năm 2000 là trở thành cường quốc về
Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã góp phần
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2 - 5 - 1945), các thế lực ngoại xâm và nội phản đều âm mưu
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?
Yếu tố quyết định làm suy giảm vị thế kinh tế, chính trị của Mỹ trong giai đoạn 1973 - 1991 là gì?
Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1953) đề ra kế hoạch tác chiến trong Đông - Xuân (1953 1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?
Đâu là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam từ Chiến tranh thế giới thứ nhất
Quốc gia cuối cùng ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là
Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8-1945) đã