Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (21-7-1954)?
A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc co bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình
C. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương
D. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng các cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
Lời giải của giáo viên
Đáp án B
Phương pháp: Sgk 12 trang 154, loại trừ
Cách giải:
Những nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 bao gồm:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng:
+ Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
+ Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xa - lì.
+ Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
-Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưói sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ
Sai lầm và chú ý:
Đáp án B là nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Ý nào sau đây không phải mục đích hoạt động của Liên hợp quốc (UN)?
Vì sao sau khi tiến vào Đông Dương (9-1940), phát xít Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy chính quyền của thực dân Pháp?
Ý nào sau đây không phải là yếu tố chi phối đến đặc điểm “đế quốc phong kiến quân phiệt” của Nhật Bản ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Vì sao từ hè năm 1953 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Nava ở Đông Dương?
Khi thực dân Pháp huy động 12.000 quân tiến công Việt Bắc (10-1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?
Tại sao ngày 23-8-1939, Đức kí với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau?”
Nhân dân Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm” nhằm giải quyết khó khăn nào sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?
Nhận định nào sau đây phản ảnh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp?
Tại sao tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho các đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội?
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam là gì?
Nhận xét nào đây đúng nhất về phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam những năm 1919- 1925?
Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm mục đích gì?
Tổ chức cách mạng nào dưới đây đã đưa tới thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
Lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là tổ chức chính trị nào?