Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968), Mỹ không nhằm thực hiện âm mưu
A. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đang thất bại ở miền Nam.
D. uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.
Lời giải của giáo viên
Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
- Ngày 5/8/1964, Mỹ dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ" cho máy bay ném bom, bắn phá một số nơi ở miền Bắc (cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy)...
- Ngày 7/2/1965, Mỹ ném bom thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.
- Âm mưu
+ Phá tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Ngăn chặn chi viện từ bên ngoìa vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
+ Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Mục tiêu chính của thực dân Pháp khi thực hiên kế hoạch Nava là
Trong phong trào diệt "giặc đói" sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp quan trọng là
Yếu tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là
Những câu thơ sau của Tố Hữu nói đến sự kiện lịch sử nào?
"Thủa anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chưa thành người
Đêm ngàn năm man rợ.
… Từ khi anh đứng dậy
Trái đất bắt đầu cười..."?
Điểm giống nhau cơ bản trong con đuờng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sự kết hợp của những yếu tố nào?
Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là do
Ý nghĩa to lớn của phong trào "Đồng khởi" (1959 -1960) là:
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do
Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần vương là
Sự kiện nào sau đây được nhận định "mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc"?
Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai( 1939- 1945) và chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) đều có điểm giống nhau cơ bản là
Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nền kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu bị suy thoái từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?