Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp để cứu Tổ quốc.” Đoạn trích trên thể hiện tư tưởng nào của chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Tư tưởng “độc lập - tự do”
B. Tư tưởng “đoàn kết quốc tế”.
C. Tư tưởng “chiến tranh nhân dân”.
D. Tư tưởng “đại đoàn kết dân tộc”.
Lời giải của giáo viên
- Xét tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân:
+ Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.
- Xét nội dung đoạn trích trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến việc tập hộ đông đảo các giai cấp, tầng lớp không phân biệt để cùng chiến đấu chống Pháp. Nội dung này là một trong những biểu hiện quan trọng của tư tưởng “Chiến tranh nhân dân”.
Đáp án cần chọn là: C
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
Vì sao Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm 1989?
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo em Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Đảng, chính phủ có thể vận dụng nguyên tắc đấu tranh ngoại giao nào từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Đảng, chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân không xuất phát từ lý do nào sau đây?
Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu?
Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?