Trong quá trình đồi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?
A. Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về chính trị, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
B. Đổi mới về chính trị gắn liền vói đổi mới về kinh tế, trọng tâm là đổi mới về chính trị.
C. Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm.
D. Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về kinh tế, lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm.
Lời giải của giáo viên
Đáp án D
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Xét từ nội dung đường lối cải cách ở Trung Quốc năm 1978.
-Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
-Tiến hành cải cách và mở cửa.
-Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
=> Nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Nhìn từ thực tế quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đó cũng là một chủ trương tối quan trọng mà đảng ta đã nát ra được từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc năm 1978.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Sau điều ước Tân Sửu (1901), nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với cách mạng Trung Quốc là
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp
Mở đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào?
Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với các nước đế quốc khác?
Trước sự đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 - 1975?
Mục tiêu chung của Liên Xô về kinh tế trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950) và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - nửa đầu những năm 70) là gì?
Tại sao tại Hội nghị Ianta (2 - 1945) các cường quốc chấp nhận điều kiện của Liên Xô để nước này tham chiến chống Nhật Bản?
Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
Chính sách “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” nhằm khống chế khu vực Mĩ la tinh là của nước nào?
Trong xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện biện pháp gì để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo?
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sản phẩm của
Thể chế chính trị do hiến pháp Liên Bang Nga ban hành tháng 12 - 1993 là gì?
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ