vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì?
A. Góp phần đáng kể vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh
B. Có vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
C. Đấu tranh kiên cường, giữ vững thành quả cách mạng thế giới
D. Là một trong ba trụ cột giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
Lời giải của giáo viên
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939-1945) Liên Xô là nước đi đầu, là lực lượng tiên phong và giữ vai trò quan trọng:
Ngay từ khi chủ nghĩa phát xít ra đời đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã đề nghị Anh, Pháp cùng hợp tác để ngăn chặn Chủ nghĩa Phát xít và chiến tranh nhưng không được Anh Pháp chấp lại. Trái lại, hai nước này còn thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp bằng việc ký với Đức hiệp dịnh Muyních (1938). Theo hiệp định này, Anh và Pháp chấp nhận cho Đức chiếm đóng vùng đất Xuyđét của Tiệp Khắc, đổi lại Đức sẽ tấn công Liên Xô và không xâm phạm đến Anh, Pháp Cũng như đồng minh của họ.
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng chống phát xít:
+ Khi bị quân phát xít thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng tấn công Liên Xô (6/1941) với lực lượng và trang bị mạnh hơn nhiều nhưng đã vấp phải tinh thần chiến đấu anh dũng của Hồng quân Liên Xô, ngăn chặn bước tiến của quân phát xít, qua đó làm thất bại kế hoạch tấn công của chúng. Đây là lần đầu tiên quân Đức bị chặn lại trên đường tấn công của mình. Việc quân phát xít thất bại trong âm mưu chiến tranh chớp nhoáng đã góp phần làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức đối với các dân tộc khác.
+ Chiến thắng lớn tại Xtalingrát (1943) Hồng quân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, tạo nên bước ngoặt mới: từ sau chiến tranh này, quân đồng minh đã chuyển từ phòng thủ sang phản công quân phát xít trên tất cả các mặt trận mặt trận Xô-Đức, mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi và mặt trận Châu Á-Thái Bình Dương. Từ năm 1943, quân phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường.
+ Trong quá trình truy quét quân đội phát xít Đức (1944-1945), Hồng quân Liên Xô đã nhiều lần giúp đỡ nhiều nước Đông Âu đứng lên Tiêu diệt kẻ thù, lập ra hàng loạt các nhà nước Dân chủ Nhân dân ở Đông Âu như: Hungari, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư,… Các nước này sau đó đã xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là
Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lý luận cách mạng vô sản và hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là thấy được vai trò của giai cấp
Năm nước tham gia sáng lập tổ chức Asean năm 1967 là
Nội dung nào dưới đây không là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Hiệp ước nào đã đặt nền tảng mới cho quan hệ liên minh giữa Nhật và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong giai đoạn từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, chiến thắng nào của Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” vì
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
Chủ trương hoạt động của hội Duy Tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1974 là
Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là
Sự kiện nào đánh dấu kết thúc phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
Tổ chức Trung Quốc đồng minh hội đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng nào?
Khẩu hiệu chính trị được sử dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
Thách thức to lớn đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa là
Chính sách kinh tế mới (3-1921) của nước Nga Xô Viết để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới?