Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh không đặt ra thách thức nào sau đây đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?
A. Sự tụt hậu nếu không nắm bắt được thời cơ
B. Giải quyết hài hòa quan hệ với các nước lớn
C. Sự cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn
D. Nguồn vốn nước ngoài bị hạn chế
Lời giải của giáo viên
Sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo những xu thế mới đã đặt ra không ít thách thức đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
- Mở cửa gia nhập thị trường thế giới Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICs…
- Quan hệ giữa các nước lớn luôn luôn ẩn chứa những mâu thuẫn bất đồng. Thách thức đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia dân tộc
=> Nếu không nắm được thời cơ, vượt qua thách thức thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu rất xa so với thế giới
Đáp án cần chọn là: D
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
Lần đầu tiên, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kì nào?
Ý nào sau đây không phải là thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa trên thế thế giới?
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?
Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?
Từ nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các em hãy rút ra bài học quan trọng nhất có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Đâu không phải là lý do để khẳng định: toàn cầu hóa là một xu thế phát triển khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
Hành động nào của Nga năm 2014 đã làm bùng phát căng thẳng giữa Nga với các nước phương Tây?
Vì sao nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu lại đạt được sự tăng trưởng khá liên tục từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là gì
Sự khác biệt nào giữa quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc so với Liên Xô đã dẫn tới khác biệt về kết quả của 2 cuộc cải cách
Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?