Đề thi giữa kỳ 1 Toán 11 năm học 2018 – 2019 trường THPT B Thanh Liêm – Hà Nam

Đề thi giữa kỳ 1 Toán 11 năm học 2018 - 2019 trường THPT B Thanh Liêm - Hà Nam mã đề 101 được biên soạn nhằm kiểm tra các chủ đề kiến thức đã học trong giai đoạn HK1 môn Toán 11: hàm số lượng giác và phương trình lượng giác, tổ hợp và xác suất, phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, đề thi gồm 5 trang với 50 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 90 phút, đề thi có đáp án đầy đủ các mã đề 101, 201, 102, 202
(379) 1263 08/08/2022

Đề thi giữa kỳ 1 Toán 11 năm học 2018 – 2019 trường THPT B Thanh Liêm – Hà Nam mã đề 101 được biên soạn nhằm kiểm tra các chủ đề kiến thức đã học trong giai đoạn HK1 môn Toán 11: hàm số lượng giác và phương trình lượng giác, tổ hợp và xác suất, phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, đề thi gồm 5 trang với 50 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 90 phút, đề thi có đáp án đầy đủ các mã đề 101, 201, 102, 202.

Trích dẫn đề thi giữa kỳ 1 Toán 11 năm học 2018 – 2019 trường THPT B Thanh Liêm – Hà Nam:
+ Cho hai điểm B, C cố định trên đường tròn(O; R) và A thay đổi trên đường tròn đó, BD là đường kính. Khi đó quỹ tích trực tâm H của tam giác ABC là:
A. Đoạn thẳng nối từ A tới chân đường cao thuộc BC của tam giác ABC.
B. Cung tròn của đường tròn đường kính BC.
C. Đường tròn tâm O’ bán kính R là ảnh của (O; R) qua phép tịnh tiến theo vectơ HA.
D. Đường tròn tâm O’ , bán kính R là ảnh của (O; R) qua phép tịnh tiến theo vectơ DC.
[ads]
+ Cho hình bình hành ABCD, hai điểm A, B cố định, tâm I di động trên đường tròn (C). Khi đó quỹ tích trung điểm M của cạnh DC:
A. là đường tròn (C’) là ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ KI, K là trung điểm của BC.
B. là đường tròn (C’) là ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ KI, K là trung điểm của AB .
C. là đường thẳng BD.
D. là đường tròn tâm I bán kính ID.
+ Cho các phương trình sau: (I): 2sinx – √5 = 0, (II): (sin2x)^2 + 5cos2x – 7 = 0, (III): (cos3x)^6 + (sin3x)^6 = 5/4.Chọn khẳng định đúng nhất?
A. Chỉ có phương trình (I) vô nghiệm.
B. Chỉ có phương trình (II) vô nghiệm.
C. Chỉ có phương trình (III) vô nghiệm.
D. Cả 3 phương trình vô nghiệm.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG


(379) 1263 08/08/2022