Địa lí ngành chăn nuôi

Lý thuyết về Địa lí ngành chăn nuôi môn địa lớp 10 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(395) 1318 29/07/2022

I. Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi

            Khái niệm vật nuôi: Vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.

1. Vai trò

            - Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.

            - Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

            - Xuất khẩu có giá trị.

            - Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.

2. Đặc điểm

            - Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.

            - Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.

            - Ở các nước đang phát triển tỉ trọng thấp: cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, dịch vụ thú y, giống còn hạn chế, công nghiệp chế biến chưa phát triển.

II. Các ngành chăn nuôi

1. Cơ cấu vật nuôi

Bao gồm: Gia súc lớn, nhỏ, gia cầm.

Giảm tải 2. Vai trò và đặc điểm vật nuôi

3. Phân bố:

            - Gia súc lớn:

         + Trâu: Vùng nhiệt đới ẩm

         + Bò phân bố rộng hơn: Ấn Độ, Hoa Kì, Braxin Tây Âu, TQ, Achentina...

            - Gia súc nhỏ:

         + Lợn: Nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.

         + Cừu: Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt vùng cận nhiệt đới.

         + Dê: Vùng khí hậu khô hạn, ở Nam Á, châu Phi là nguồn đạm động vật quan trọng cho người dân.

            - Gia cầm: Nuôi phổ biến trên thế giới, nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Liên bang Nga, Mêhicô,...

III. Ngành nuôi trồng thủy sản

1. Vai trò

            - Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.

            - Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.

            - Hàng xuất khẩu có giá trị.

2. Tình hình nuôi trồng thủy sản

            - Thủy sản khai thác vẫn chiếm 4/5 sản lượng thủy sản; nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và tăng tỉ trọng

            - Cơ cấu nuôi trồng: thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, ngày càng phát triển.

            - Sản lượng nuôi trồng 10 năm tăng 3 lần (35 triệu tấn).

            - Các loài có giá trị kinh tế cao: tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết, rong, tảo biển...

            - Nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á,...

(395) 1318 29/07/2022