Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp

Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: Các biểu thức xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế cùng điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp cùng hệ quả.
(388) 1293 29/07/2022

1/ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:

\(I = {I_1} = {I_2} =  \ldots  = {I_n}\)

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

\(U = {U_1} + {U_2} +  \ldots  + {U_n}\)

2/ ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

- Điện trở tương đương \(\left( {{R_{td}}} \right)\) của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho các điện trở trong mạch, sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi.

- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

\({R_{td}} = {R_1} + {R_2} +  \ldots  + {R_n}\)

3/ HỆ QUẢ

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỷ lệ thuận với điện trở điện trở đó: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

 

(388) 1293 29/07/2022