Khu vực Đông Nam Á - Phần 2 - Kinh tế

Lý thuyết về Khu vực Đông Nam Á - Phần 2 - Kinh tế môn địa lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(414) 1379 29/07/2022

 

I. Cơ cấu kinh tế

            Có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

II. Công nghiệp

            - Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.

            - Các ngành:

            + Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử (do liên doanh với các hãng nổi tiếng nên sản phẩm có sức cạnh tranh) => trở thành thế mạnh của nhiều nước

            + Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …

            + Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => phục vụ Xuất khẩu.

            + Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp

III. Dịch vụ

            Cơ sở hạ tầng đang từng bước hiện đại hóa

            - Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

            - Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

            - Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

I Nông nghiệp

            Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực

1. Trồng lúa nước

            - Cây lương thực truyền thống và quan trọng.

            - Sản lượng không ngừng tăng.

            - Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

            - Giải quyết được nhu cầu lương thực trong từng nước

2. Trồng cây công nghiệp

            - Cao su: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam

            - Cà phê và hồ tiêu: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan

            - ĐNÁ còn là nơi cung cấp các sản phẩm cây lấy dầu, cây lấy sợi

            -> sản phầm cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

            - Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính, trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều.

            - Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển. Sản lượng khai thác hải sản hông ngừng tăng

(414) 1379 29/07/2022