Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Nguyễn An Ninh

Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Nguyễn An Ninh

  • Hocon247

  • 30 câu hỏi

  • 60 phút

  • 213 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 322245

Nhiệt độ không khí ... thì lượng  hơi nước chứa được càng nhiều. Chọn từ thích hợp dưới đây.

Xem đáp án

Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 322246

Khí quyển lấy hơi nước từ nguồn nào là chủ yếu?

Xem đáp án

Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển chủ yếu từ biển và đại dương.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 322247

Đới nóng (hay nhiệt đới) là vùng nằm giữa:

Xem đáp án

Giới hạn đới nóng là từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 322248

Định nghĩa thời tiết là gì?

Xem đáp án

Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 322249

Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu đới ôn hòa?

Xem đáp án

Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái Đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 322250

Tại sao khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Xem đáp án

Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau, mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước nên về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 322251

Các hiện tượng khí tượng thủy văn như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:

Xem đáp án

Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng đối lưu.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 322252

Các khối khí dựa vào yếu tố nào để đặt tên?

Xem đáp án

Đặt tên khối khí dựa vào vị trí hình thành (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao); bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 322253

Loại khoáng sản nào thường dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?

Xem đáp án

Khoáng sản năng lượng dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, chất đốt) nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất (phân bón).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 322254

Mỏ nội sinh gồm có các mỏ nào sau đây?

Xem đáp án

Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma). Ví dụ: Vàng, đồng, chì, sắt,…

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 322255

Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ

Xem đáp án

Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tập trung với tỉ lệ nhỏ và phân tán.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 322256

Loại khoáng sản kim loại màu gồm:

Xem đáp án

Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan,…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 322257

Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, thì nhiệt độ giảm đi:

Xem đáp án

Đặc điểm tầng đối lưu: Giới hạn dưới 16km, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C,…Đặc điểm tầng đối lưu: Giới hạn dưới 16km, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C,…

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 322258

Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:

Xem đáp án

Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là: Có giới hạn từ 80km trở lên, không khí cực loãng và không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 322259

Nhiệt độ không khí thay đổi:

Xem đáp án

Đặc điểm tầng đối lưu: Giới hạn dưới 16km, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C,…Đặc điểm tầng đối lưu: Giới hạn dưới 16km, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C,…

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 322260

Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm là:

Xem đáp án

Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan,…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...).

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 322261

Giả sử có một ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được 25oC, lúc 13 giờ được 29oC và lúc 21 giờ được 27oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

Xem đáp án

Tính nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Như vậy, nhiệt độ trung bình ngày của TP. Hồ Chí Minh là: Nhiệt độ TB = (25 + 29+27): 3 = 27oC.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 322262

Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:

Xem đáp án

Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ, độ cao và tùy thuộc vào gần biển hay xa biển.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 322263

Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?

Xem đáp án

Đặc điểm đới ôn hòa là lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 322264

Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Xem đáp án

Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1.001 - 2.000 mm.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 322265

Tại sao không khí có độ ẩm?

Xem đáp án

Không khí có độ ẩm là do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 322266

Dựa vào đâu mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm?

Xem đáp án

Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm. Đó là khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 322267

Các tầng khí quyển lần lượt từ trên xuống là:

Xem đáp án

Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 322268

Đỉnh núi phan-xi-pang ở Việt Nam cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 30°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là:

Xem đáp án

Dựa vào dữ liệu đầu bài và biết rằng cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°C. Nên ta có:

- Nhiệt độ giảm khi đi từ chân núi đến đỉnh núi là: 3.143m x 0,6 / 100 = 18,9°C.

- Nhiệt độ ở đỉnh núi là: 30°C – 18,9°C = 11,1°C.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 322269

Phải đặt nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu khi đo nhiệt độ không khí?

Xem đáp án

Khi đo nhiệt độ không khí người ta đặt nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 322270

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu loại khí áp?

Xem đáp án

Trên Trái Đất gồm có 2 loại khí áp là khí áp thấp và khí áp cao và có tất cả 7 đai khí áp cao, thấp xen kẽ nhau từ Xích đạo về hai cực.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 322271

Trên Trái Đất gồm có tất cả bào nhiêu đai khí áp cao, thấp?

Xem đáp án

Trên Trái Đất gồm có 2 loại khí áp là khí áp thấp và khí áp cao và có tất cả 7 đai khí áp cao, thấp xen kẽ nhau từ Xích đạo về hai cực.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 322272

Dụng cụ để tính lượng mưa rơi ở một địa phương và đo độ ẩm của không khí là:

Xem đáp án

Dụng cụ để tính lượng mưa rơi ở một địa phương là vũ kế và dụng cụ để đo độ ẩm của không khí là ẩm kế.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 322273

Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo ra ... của không khí.

Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu trên.

Xem đáp án

Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo ra nhiệt độ của không khí.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 322274

Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ không khí, đó là nhiệt độ của tia bức xạ Mặt Trời. Nếu để sát mặt đất đo, thì nhiệt độ đo được là nhiệt độ của ....

Xem đáp án

Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ không khí, đó là nhiệt độ của tia bức xạ Mặt Trời. Nếu để sát mặt đất đo, thì nhiệt độ đo được là nhiệt độ của bề mặt đất.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề