Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Tân Phú
-
Hocon247
-
30 câu hỏi
-
60 phút
-
180 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Lượng mưa trung bình năm ở nước ta rơi vào khoảng:
Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng từ 1500 – 2000mm/năm và nhiệt độ trung bình trên 20°C.
Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở:
Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ.
Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:
Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.
Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường:
Vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.
Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng:
Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng 0o.
Mỏ không phải mỏ nội sinh là:
Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực. Một số loại khoáng sản như Vàng, đồng, chì, sắt, kẽm, thiếc,…
Ở nước ta khoáng sản Apatit tập trung chủ yếu ở:
Ở nước ta khoáng sản Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai và apatit được dùng để sản xuất phân bón.
Tầng có độ cao trung bình khoảng 16km là tầng:
Tầng đối lưu có giới hạn dưới 16km, là tầng tập trung 90% không khí và là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa, sấm, chớp,…
Khối khí lạnh hình thành ở:
Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao và có nhiệt độ tương đối thấp.
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp nằm xen kẽ nhau, trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.
Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:
Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi nhiệt độ không khí càng tăng.
Chọn câu đúng nhất. Khoáng sản là gì?
Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng.
Loại khoáng sản không phải khoáng kim loại màu là:
Các loại khoáng sản kim loại màu là đồng, chì, kẽm, vàng, bạc,… còn than đá là khoáng sản năng lượng.
Tầng đối lưu là tầng khí quyển nằm:
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian:
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch.
Trên Trái Đất, nước ngọt chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?
Trên Trái Đất, chủ yếu là nước mặn (chiếm 97% trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất) và nước ngọt chỉ chiếm 3%, nước ngọt có ở các sông, hồ, nước ngầm,…
Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
Thành phần của không khí: Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).
Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi:
Đặc điểm tầng đối lưu có giới hạn dưới 16km, tập trung 90% không khí, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C và là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp,…
Khối khí lạnh hình thành ở vùng:
Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Tầng đối lưu có độ cao trung bình vào khoảng:
Đặc điểm tầng đối lưu có giới hạn dưới 16km. Tầng đối lưu là tầng tập trung 90% không khí và luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớ và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C.
Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:
Đặt tên khối khí dựa vào: Vị trí hình thành (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao); bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).
Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:
Đặc điểm tầng đối lưu là tầng tập trung 90% không khí và luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớ và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C.
Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:
Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là có giới hạn từ 80km trở lên, không khí cực loãng và không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?
Nguyên nhân ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi là do ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C nên ở các dãy núi, đỉnh núi cao thường nhiệt độ rất thấp.
Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
Cách đo nhiệt độ không khí
- Dụng cụ: nhiệt kế.
- Phương pháp:
+ Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
+ Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
+ Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm: 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ.