Đề thi THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Bình Thanh
Đề thi THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Bình Thanh
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
41 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô Viết là gì?
Trong năm 1917, ở Nga xảy ra hai cuộc cách mạng là cách mạng dân chủ tư sản tháng hai đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản. Sau hai cuộc cách mạng, nền kinh tế nước Nga rất khó khăn, cộng thêm những hậu quả mà cuộc chiến tranh đế quốc đem lại càng làm cho tình hình đất nước trở nên rối ren. Việc giành được chính quyền đã khó nhưng việc giữ được chính quyền lại càng khó hơn. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của nước Nga sau cách mạng tháng Mười là phải bảo vệ vũng chắc chính quyền mới giành được tức là cần nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
Chọn C
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới đang dần hình thành theo hướng
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt trật tự thế giới có sự biến động:
Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng "đa cực".
Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới "một cực" làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
Chọn A
Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ và viện trợ chủ yếu từ quốc gia nào trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, năm 1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời. Từ đây, Liên Xô trở thành người anh cả trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, ra sức ủng hộ giúp đỡ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Như vậy, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất từ Liên Xô.
Chọn A
Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi tuyên bố độc lập là
Sau khi tuyên bố độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc gia đồng thời ủng hộ các nước thuộc địa Châu Phi và Châu Á giành lại độc lập trong thập niên 1950. Trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ cố gắng giữ vai trò trung lập và là một trong những thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết. Ấn Độ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại 4 châu lục. Do đó đáp án của câu hỏi phải là "theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của tất cả các nước".
Chọn B
Tại sao trong hai giai đoạn: 1945 – 1960 và từ 1960 trở đi, các nước sáng lập ASEAN lại có sự khác biệt về phát triển kinh tế?
Giai đoạn 1945 – 1960 và giai đoạn 1960 trở đi của các nước sáng lập ASEAN có sự khác biệt rõ rệt về phát triển kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do phương phướng phát triển, cụ thể là: Giai đoạn 1945 - 1960: Các nước ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội (tập chung đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước) xây dựng nền kinh tế tự chủ, tuy đạt được một số thành tựu nhưng về cơ bản là còn nhiều hạn chế. Giai đoạn 1960 trở đi các nước này tập trung vào phát triển kinh tế hướng ngoại, tập chung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học kĩ thuật phát triển. Điển hình như Singapore được mệnh danh là con rồng Châu Á.
Chọn D
Phiđen Cátxtơrô sinh vào ngày tháng năm nào?
Phi đen Cátxtơrô - nguyên chủ tịch nước Cu ba và là một chính trị gia nổi tiếng thế giới, "người bạn lớn" của nhân dân Việt Nam. Ông sinh ngày 13 - 8 - 1927, tại một thị trấn nhỏ tên Birán của Cuba. Cha mẹ của ông, vốn là di dân từ Tây Ban Nha, là chủ đồn điền trồng mía giàu có. Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ông vào Đại học Havana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Năm 2006, Phi đen đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai và ngày 18 - 2 - 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba sau gần 50 năm lãnh đạo.
Chọn C
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là
Chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) đã đẩy những người da đen ở Nam Phi vào cuộc sống cùng cực. Họ bị phân biệt đối xử với người da trắng. Sau khi thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, người da đen Nam Phi dưới chế độ Apácthai hầu như không có nhân quyền. Vì vậy, kẻ thù chủ yếu của người da đen Nam Phi trong cuộc cách mạng nhân quyền là chủ nghĩa Apácthai.
Chọn C
Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:
Sau chiến tranh thế giới hai, trong khuôn khổ chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta các nước tư bản Tây Âu nhờ nguồn viện trợ kinh tế của Mĩ thông qua kế hoạch Mác - san đã vươn lên phát triển trở thành một trung tâm kinh tế tài chính. Một mặt, các nước này vẫn giữ mối quan hệ đồng minh thân thiết với Mĩ nhưng mặt khác cố gắng phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Từ thái độ ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước lớn, các nước Tây Âu đã dần chuyển sang ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới. Trong giai đoạn 1950 -1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp và Hà Lan đã được trao trả độc lập, đánh dấu thời kì "phi thực dân hóa" trên toàn thế giới.
Chọn A
Trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so với Nhật Bản, các nước Tây Âu không có lợi thế từ yếu tố nào dưới đây ?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Nhật Bản và Tây Âu đều chịu những hậu quả nặng nề. Cả Nhật Bản và Tây Âu đều áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, tận dụng các yếu tố từ bên ngoài để phát triển kinh tế và phát huy tốt vai trò quản lí của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhật Bản không được thành lập quân đội, mặt khác lại được đặt dưới chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ nên chi phí cho quốc phòng thấp, hầu như không có. Trong khi đó các nước Tây Âu do vẫn phải đầu tư cho quốc phòng để chiếm đóng những thuộc địa, vùng thuộc phạm vi ảnh hưởng được phân chia sau Hội nghị Ianta nên các nước Tây Âu không có được lợi thế này như Nhật Bản.
Chọn A
Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn tiến của Chiến tranh lạnh?
Xung đột ở Trung Cận Đông, các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên đều là những diễn tiến của cuộc Chiến tranh lạnh. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường không nằm trong diễn tiến của cuộc chiến tranh vì trên thực tế Mĩ và Liên Xô chưa bao giờ xung đột vũ trang trực tiếp.
Chọn C
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước đã điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào
Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực vì xu thế hòa bình ngày càng được củng cố trong các mối quan hệ quốc tế. Sau hơn bốn thập kỉ cuối thế kỉ XX diễn ra chiến tranh lạnh đã dẫn đến thiệt hại về người và của đối với các nước trên thế giới. Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế.
Chọn C
Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?
Việc Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới. Cụ thể là: Quan hệ Mĩ – Liên Xô được cải thiện dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong các mối quan hệ và cục diện thế giới. Quan hệ giữa 5 nhóm nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, thương lượng. Các khối quân sư đều không còn tồn tại, các vụ tranh chấp đều được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, xu thế hòa bình, hợp tác ngày càng lan rộng. Như vậy, tác động to lớn nhất, sâu xa nhất của chấm dứt Chiến tranh lạnh chính là xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác được lan rộng.
Chọn B
Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng
Chọn C
Pháp dựa vào cớ gì để đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai?
Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến xâm lược toàn bộ Việt Nam. Để dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra trình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì
Chọn D
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp.
Chọn D
Nội dung nào dưới đây nêu rõ hạn chế về xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều có xu hướng dựa vào các nước đế quốc để cứu nước, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản, Phan Châu Trinh lại muốn dựa vào Pháp. Tuy nhiên, đó đều là các nước đế quốc chúng sẽ không bao giờ giúp đỡ "không công" cho bất kì nước nào mà thực ra chỉ lợi dụng để thực hiện những âm mưu khống chế, lợi dụng các nước nhỏ. Không nhận thức được điểm này nên con đường cứu nước của hai cụ đều thất bại.
Chọn C
Sự kiện nào đã thu hút tới 14 vạn người ở Sài Gòn tham gia vào năm 1926?
Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 20 của thế kỉ XX, có một số sự kiện nổi bật như : cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).
Chọn A
Ý nghĩa hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1925?
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước trên chiếc tàu buôn La-tút-sơ Tê-rê-vin với mong muốn học hỏi văn minh từ các nước phương Tây. Sau một thời gian bôn ba ở các nước, cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở về Pháp - đất nước của kẻ đang trực tiếp thống trị nhân dân An Nam và ở lại đây hoạt động cho đến năm 1923. Thời gian từ năm 1919 - 1925, là thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là thời gian ghi nhận rất nhiều kết quả lớn lao trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là thời kì nhận đường với sự kiện điển hình nhất là sự kiện Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo luân cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương chỉ cho Người thấy con đường đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Từ đó Nguyễn Ái Quốc tìm mọi biện pháp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Chọn B
Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của
Giai cấp công nhân ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chủ yếu trong công nghiệp quốc phòng và khai thác mỏ. Sang đến những thập niên 20 của thế kỉ 20, số lượng công nhân ngày càng đông đảo. do đặc điểm về nguồn gốc xuất thân và hình thức lao động, lại sống trong bối cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến nên giai cấp công nhân Việt Nam phải chịu 3 tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản. Đây là một đặc điểm rất khác biệt của công nhân Việt Nam, nó quyết định đến tính quyết liệt và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp này.
Chọn D
Điểm chung của phong trào yêu nước do tư sản và tiểu tư sản Việt Nam thực hiện từ 1919 - 1925 là gì?
Trong giai đoạn 1919 - 1925, ở nước ta đã nổ ra rất nhiều cuộc đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản. Các phong trào diễn ra từ Bắc đến Nam, quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, do đường lối đấu tranh chưa đúng đắn, chưa phù hợp với cách mạng Việt Nam nên tất cả các phong trào đều chưa đi đến thắng lợi.
Chọn D
Đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản do ai đứng đầu?
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII. Sau khi về nước, tháng 7 - 1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Chọn A
Lực lượng tham gia vào phong trào dân chủ 1936 -1939 là
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 xác định nhiệm vụ trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Với việc xác định nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh như vậy, phong trào đã tập hợp được lực lượng là quần chúng nhân dân đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
Chọn D
So với phong trào (1930 -1931), lực lượng tham gia cách mạng thời kì 1936 -1939 có thêm
Vì phong trào dân chủ 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ nên lực lượng tham gia phong trào có thêm các lực lượng tiến bộ yêu nước.
Chọn D
Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì
Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930 - 1931 là độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày. Sở dĩ nói Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì tại đây, các Xô viết đã giành được chính quyền từ tay Pháp, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó, các Xô viết còn thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; xóa nợ cho người nghèo... Chính vì những lí do trên, nên Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của cách mạng.
Chọn D
So với thời kì 1930- 1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936- 1939 có điểm khác nào dưới đây?
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đấu tranh đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế; bên cạnh đó cũng xuất hiện các khẩu hiệu chính trị. Phong trào 1936 – 1939 xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Chọn A
Vị trí của phân khu Trung tâm của cứ điểm Điện Biên Phủ là
Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, được bố trí thành 3 phân khu : phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ngay giữa Mường Thanh; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm.
Chọn D
Vào năm 1946, việc bầu Hội đồng nhân dân các cấp ở Bắc Bộ và Trung Bộ được tiến hành theo nguyên tắc
Theo SGK Lịch sử 12, Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6 - 1 - 1946), các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, xã) theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Chọn C
Đâu không phải nguyên nhân việc Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được đề ra ngay từ đâu cuộc kháng chiến và được phát triển bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện qua các văn kiện quan trọng của Đảng là "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", chỉ thị "toàn dân kháng chiến" và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh vào cuối năm 1947. Trong đó có nói rằng cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến lâu dài. Đây cũng chính là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân do điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quy định. Đảng ta chỉ rõ: chỗ mạnh của địch là quân sự, chỗ yếu của địch là chính trị. "Địch mạnh về ngọn, ta mạnh về gốc". Chiến lược của địch là đánh nhanh, thắng nhanh. Ta dùng chiến lược đánh lâu dài để tiêu diệt địch. Do đó, đáp án đúng của câu hỏi phải ta chưa khôi phục được lực lượng sau Cách mạng tháng Tám.
Chọn B
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời và mang đến thắng lợi cho quân ta. Quyết định đó là
Tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến rất nhanh từng ngày. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời nữa. Nếu đánh theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" thì khó mà bảo đảm "chắc thắng". Chính vì vậy, Bộ chỉ huy chiến dịch thay đổi phương châm từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc. Với quyết định này, ngày mở màn trận đánh "kinh điển" Điện Biên Phủ được lùi lại một tháng rưỡi so với kế hoạch đã được xác định. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời, quyết định này mang đến thắng lợi là chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".
Chọn C
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân Đảng thay đổi chiến lược từ hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp sang hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc và tay sai ?
Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 – 1946). Theo đó, Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường : hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù. Trước tình hình đó, Đảng đã quyết định hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng về nước.
Chọn C
Bước sang năm 1950, điều gì khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ngày càng trở nên khó khăn hơn?
Từ tháng 5 - 1949, sự can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp ngày càng tăng lên. Viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương : năm 1950 là 52 tỉ phrăng chiếm 19% ngân sách, năm 1954 là 555 tỉ phrăng chiếm 73% ngân sách. Điều này làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Chọn D
Từ năm 1951 đến 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?
Từ năm 1951 đến năm 1952, ở Việt Nam diễn ra rất nhiều sự kiện chính trị quan trọng biểu hiện cho sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp như: Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng tháng 2/1951, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc, Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt, Hội nghị thành lập "Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào". Đây đều là những sự kiện có ý nghĩa chính trị đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện có ý nghĩa chính trị lớn nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng bởi Đại hội đã bàn và thông qua những vấn đề hết sức quan trọng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đưa Đảng ra hoạt động công khai trở lại, thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển do đó đây được coi là "đại hội kháng chiến thắng lợi", tạo cơ sở cho việc diễn ra các sự kiện chính trị còn lại.
Chọn D
Đâu là điều kiện quốc tế thuận lợi để ta tiến hành chiến đấu và chiến thắng trong chiến lược Chiến tranh cục bộ?
Trong thời gian Mĩ tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, trên thế giới nói chung và ở Mĩ nói riêng đã diễn ra phong trào đấu tranh phản đối chiến tranh Việt Nam của Mĩ một cách rầm rộ. Chính phong trao đấu tranh này mà đặc biệt là cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi để ta tiền hành chiến đấu và chiến thắng trong chiến lược Chiến tranh cục bộ. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ dâng cao.
Chọn A
Sắp xếp thứ tự đúng về thời gian diễn ra các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã triển khai trong quá trình xâm lược Việt Nam.
1. Việt Nam hóa chiến tranh.
2. Chiến tranh cục bộ.
3. Chiến tranh đặc biệt.
4. Chiến tranh một phía.
Chiến tranh một phía được Mĩ triển khai trong thời gian từ 1954 - 1960; Chiến tranh đặc biệt Mĩ triển khai trong thời gian 1961 - 1965; Chiến tranh cục bộ Mĩ triển khai trong thời gian 1965 - 1968; Việt Nam hóa chiến tranh Mĩ triển khai trong giai đoạn 1969 - 1972. Như vậy, thứ tự đúng là : 4, 3, 2, 1.
Chọn D
Ngày 10/10/1954, sự kiện quan trọng nào đã xảy ra ?
Theo SGK Lịch sử 12 trang 157: Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, ngày 10 - 10 - 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng.
Chọn B
Đâu không phải là nguyên nhân buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" vào năm 1969?
Đến năm 1969, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã trải qua được 15 năm và chứng kiến sự phá sản của 3 chiến lược chiến tranh: chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. Sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam buộc chính giới Hoa Kì phải thay đổi lại chính sách và biện pháp tiến hành chiến tranh. Bước vào cuối năm 1968, khi chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc thất bại thảm hại làm cho chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt của Mĩ bị phá sản. Khi Nich-xơn lên làm tổng thống Mĩ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu và cho ra đời học thuyết Nich-xơn và chiến lược toàn cầu ngăn đe thực tế và thực hiện thí điểm ở miền Nam và Đông Dương chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Lào hóa chiến tranh và Khơ-me hóa chiến tranh nhằm tiếp tục thực hiện "chiến lược toàn cầu", mưu toan khôi phục lại sức mạnh của Mĩ.. Do vậy, đáp án của câu hỏi phải là thất bại nặng nề trong âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt" vì chiến lược "Việt Nam hóa" chính là sự quay trở lại của âm mưu "dùng người Việt đánh người
Chọn B
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
"Ấp chiến lược" được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như xương sống của chiến tranh đặc biệt và nâng lên thành "quốc sách". Chúng coi việc lập "ấp chiến lược" như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền nam.
Chọn C
Cuộc hành quân mang tên "Ánh sáng sao" nhằm thí điểm cho "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ diễn ra ở đâu?
Ngày 18/8/1965, Mĩ huy động 9000 quân, nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay, tàu chiến, mở cuộc hành quân "Ánh sáng sao" vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.
Chọn B
Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Hai chiến dịch đều giành thắng lợi cuối cùng và đưa kẻ thù đến bàn đàm phán, ngoại giao, kí kết hiệp định trao trả độc lập cho dân tộc ta (Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đánh bại mọi cố gắng xâm lược cuối cùng của Pháp, buộc chung kí hiệp định Giơnevo27.1.1954. Trận Điện Biên Phủ trên không đánh bại cuộc oanh tạc bằng không quân 12 ngày đêm của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng, Hà Nội khiến tên trùm đế quốc này phải kí hiệp định Pa ri 27.1.1973 rút quân khỏi nước ta). Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
Chọn C
Đâu không phải là khó khăn của miền Nam Việt Nam sau năm 1975?
Theo SGK Lịch sử 12 trang 199 – 200, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn sụp đổ, nhưng cơ sở của chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại… Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá…Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư. Hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân là khó khăn của miền Bắc không phải của miền Nam.
Chọn B