Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình

Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 37 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 232567

Tác động của gió mùa Đông Bắc nước ta mạnh nhất ở

Xem đáp án

Đáp án D

Tác động của gió mùa Đông Bắc tới nước ta mạnh nhất ở Đông Bắc

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 232568

Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên ở vùng núi đá vôi ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên ở vùng núi đá vôi ở nước ta là dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô do mùa khô nước tham gia vào các phản ứng hòa tan đá vôi hoặc chảy ở các dòng sông ngầm => dễ bị thiếu nước hoặc khó khai thác nước

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 232569

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết nơi có thềm lục địa hẹp nhất ở nước ta là vùng biển

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, nơi có thềm lục địa hẹp nhất ở nước ta là vùng biển Nam Trung Bộ. Quan sát Atlat nhận thấy khu vực vùng biển Nam Trung Bộ, các đường đẳng sâu xếp xít nhau, biển sâu, dốc mau xuống độ sâu 2000m, thềm lục địa hẹp)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 232570

Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là Trường Sơn Bắc có độ cao trung bình địa hình thấp hơn Trường Sơn Nam, Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp còn Trường Sơn Nam có các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 232571

Cho biểu đồ về lao động của một số quốc gia năm 2014

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ tròn thường thể hiện cơ cấu, lại thấy chú giải có Khu vực I, Khu vực II, Khu vực III

=> Biểu đồ đã cho thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2014.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 232572

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau là biểu đồ kết hợp. Tuy nhiên trong các đáp án không có biểu đồ kết hợp nên lựa chọn biểu đồ cột ghép: 1 cột thể hiện lương thực, 1 cột thể hiện số dân; biểu đồ có 2 trục tung có 2 đơn vị khác nhau (1 trục tung đơn vị là triệu tấn và 1 trục tung đơn vị là triệu người).

Biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014 là biểu đồ cột ghép

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 232573

Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam là do

Xem đáp án

Đáp án B

Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam là do sự dịch chuyển của phân bố công nghiệp; sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương (sgk Địa lí 11 trang 43)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 232574

Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu không đúng với Liên minh châu Âu (EU) là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia vì trong khối EU vẫn có sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 232575

Ở miền nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao

Xem đáp án

Đáp án B

Ở miền nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao 900-1000m (sgk Địa lí 12 trang 51)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 232576

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông, đón gió mùa Đông Bắc

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 232577

Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, ban hàng Sách đỏ Việt Nam (sgk Địa lí 12 trang 60)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 232578

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án A

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc và chế độ nước phân hóa theo mùa (sgk Địa lí 12 trang 45-46)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 232579

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do tác động của con người, cụ thể là sự khai thác quá mức của con người

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 232580

Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 1990-2004

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ đã cho có dạng cột ghép, lại có đơn vị là Tỉ USD => thể hiện Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 232581

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là Đà Nẵng vì Đà Nẵng thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 232582

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là đều có hướng nghiêng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (xem Atlat trang 13 dễ nhận thấy cả vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đều có núi cao ở phía tây bắc, độ cao giảm dần xuống đông nam)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 232583

So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là

Xem đáp án

Đáp án C

So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc. Do Tây Bắc có bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 232584

Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này

Xem đáp án

Đáp án D

Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do nguyên nhân nằm ở vĩ độ thấp (hay gần xích đạo), không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm cao

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 232585

Vùng núi nào của nước ta có cấu trúc địa hình như sau: Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi?

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng núi có cấu trúc địa hình là: Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi là Tây Bắc

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 232586

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, loại gió nào chiếm ưu thế từ Đà Nẵng trở vào?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, loại gió chiếm ưu thế từ Đà Nẵng trở vào là Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 232587

Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (xem Atlat trang 4 -5)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 232588

Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003

 

Hãy cho biết biểu đồ trên biểu hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ cột đã cho có đơn vị là nghìn thùng / ngày=> Biểu đồ đã cho thể hiện Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 232589

Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng đông bắc- tây nam. Vì vùng núi Tây Bắc có các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chứ không phải đông bắc- tây nam (xem các đặc điểm vùng núi Tây Bắc sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 232590

Brexit là từ dùng để nói về sự kiện

Xem đáp án

Đáp án D

Brexit là từ dùng để nói về sự kiện nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 232591

Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ

Xem đáp án

Đáp án B

Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B (sgk Đia lí 12 trang 13 và Atlat trang 4-5)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 232592

Cho biểu đồ:

Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005-2012

Căn cứ vào biểu đồ đã cho, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005-2012

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy Tỉ trọng dân thành thị nhỏ hơn nhiều so với tỉ trọng dân nông thôn. Năm 2012, tỉ trọng dân thành thị chỉ 31,9%, tỉ trọng dân nông thôn chiếm tới 68.1%

=> Nhận xét Tỉ trọng dân thành thị lớn hơn tỉ trọng dân nông thôn là không đúng

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 232593

Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có

Xem đáp án

Đáp án D

Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có tầng ẩm rất dày, gió vượt được dãy Trường Sơn mà vẫn còn nhiều hơi ẩm nên không gây phơn (gió nửa sau mùa hạ có nguồn gốc từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam thổi về bán cầu Bắc, di chuyển qua quãng đường dài trên biển nên tầng ẩm rất dày)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 232594

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở nước ta là Tần suất bão tháng 6 là từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng vì Tần suất bão tháng 6 (vào khu vực ven biển Quảng Ninh) là từ 0,3 đến 1 cơn bão / tháng.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 232595

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về nhiệt độ trung bình năm ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét thầy nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam

=> Nhận xét C không đúng

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 232596

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 13, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở dãy núi

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 13, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở dãy núi Hoàng Liên Sơn (vì chỉ ở khu vực núi Hoàng Liên Sơn mới có đai ôn đới gió mùa núi cao (ôn đới gió mùa trên núi))

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 232597

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á là rừng ôn đới phổ biến vì Đông Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo => rừng chủ yếu cũng là rừng nhiệt đới và rừng xích đạo => nhận xét C không đúng

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 232598

Cho bảng: Dân số và số dân thành thị nước ta giai đoạn 1995-2014

(Đơn vị: triệu người)

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2014 là biểu đồ cột chồng (thể hiện được cả tổng dân số và dân số thành thị)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 232599

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do

Xem đáp án

Đáp án A

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do ở miền Bắc có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông nên mùa khô không sâu sắc bằng miền Nam

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 232600

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và trang 14, cho biết hướng vòng cung của địa hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và trang 14, hướng vòng cung của địa hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi Đông Bắc.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 232601

Dân tộc nào chiếm đại đa số ở Trung Quốc? 

Xem đáp án

Đáp án C

Dân tộc chiếm đại đa số ở Trung Quốc là dân tộc Hán, chiếm trên 90% dân số cả nước (sgk Địa lí 11 trang 88)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 232602

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

Xem đáp án

Đáp án B

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế; nếu không tận dụng được những cơ hội để phát triển thì rất dễ tụt hậu

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 232603

Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là

Xem đáp án

Đáp án B

Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 232604

Các loài thực vật: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam phát triển ở đai cao nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Các loài thực vật: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam phát triển ở đai cao ôn đới gió mùa trên núi (sgk Địa lí 12 trang 52)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 232605

Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có hững ngày nắng ấm là do

Xem đáp án

Đáp án B

Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có hững ngày nắng ấm là do gió tín phong Bắc Bán cầu hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 232606

Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Thiên tai không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta là Triều cường vì Tây Bắc không giáp biển, không trực tiếp chịu ảnh hưởng của thủy triều

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »