Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
24 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nội dung nào dưới đây không đúng về tác động của sự tan rã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đến tình hình thế giới?
Đáp án D
Phương pháp: sgk 12 trang 64, suy luận
Cách giải: Sau khi Liên Xô tan rã đồng nghĩa với trật tự hai cực Ianta sụp đổ, thế giới diễn ra nhiều thay đổi lớn và phức tạp. Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới, tuy nhiên trong tương qua lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được điều đó.
=> Dù Liên Xô tan rã nhưng trật tự một cực không được thiết lập mà thay đổi đó là xu thế đa cực với sự vươn lên của các cường quốc như: Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu
Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của
Đáp án C
Phương pháp: sgk 11 trang 141, suy luận
Cách giải: Năm 1911, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc nổ ra đã lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Chính phủ Dân quốc, thi hành hàng loạt các chính sách tiến bộ.
Trước ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu cùng với một số người cùng chí hướng trong nước sang đã tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội
So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là
Đáp án B
Phương pháp: So sánh
Cách giải:
- Quan hệ quốc tế trước năm 1945: tình trạng đối đầu giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa. Biểu hiện nổi bật nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Đồng thời là các phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại âm mưu xâm lược lãnh thổ của các nước đế quốc, thực dân.
- Quan hệ quốc tế từ sau 1945 đến 1991: tình trang đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN, đặt biệt là tình trạng Chiến tranh lạnh. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, đây là giai đoạn quan trọng đưa đến sư giải trừ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Sai lầm và chú ý:
Từ năm 1991 trở đi cho đến nay, quan hệ quốc tế chuyển sang đối thoại, hòa dịu, cùng phát triển
Văn kiện tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu là
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 62
Cách giải:
Đầu tháng 8-1933, 33 nước châu Âu cùng vói Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki. Định ước này đã tạo nên co chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này
Sau Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào?
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 50
Cách giải:
Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, tình hình Tây Âu về cơ bản là ổn định. Các nước Tây Âu đều chú trọng mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG
Yếu tố nào dưới đây phản ánh không đúng về nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 55, loại trừ
Cách giải:
Các nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
- Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất luợng, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trang đầu tư vốn cho kinh tế.
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam...).
Đáp án D: nghèo tài nguyên thiên nhiên là khó khăn của Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 11 trang 137
Cách giải:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp diễn ra từ năm 1897 đến năm 1914
Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Đáp án B
Phương pháp: sgk trang 7, loại trừ.
Cách giải:
Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phuong pháp hòa bình.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cuòng quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trang Quốc
Khẳng định nào sau đây không đúng về tình hình Liên bang Nga (1991 - 2000)?
Đáp án B
Phương pháp: Sgk trang 17, suy luận
Cách giải:
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã năm 1991, Liên bang Nga là nuớc kế tục Liên Xô nhung không kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội. Thể chế chính trị nuớc Nga là nhà nước công hòa bán tổng thống với 83 bang
Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 12 trang 66
Cách giải:
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII.
- Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiêm cứu khoa học,
- Khoa học gắn liền vói kĩ thuật, khoa học đi traớc mở đường cho sản xuất.
- Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn, thường được gọi là Hiệp ước
Đáp án D
Phương pháp: sgk 11 trang 122
Cách giải:
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn, thường được gọi là Hiệp ước Hácmăng
Thành tựu nổi bật về khoa học - kĩ thuật của Liên Xô năm 1949 là
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 11
Cách giải:
Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
Bản Hiến chương ASEAN được kí kết (11 - 2007) nhằm xây dựng ASEAN thành một
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 32
Cách giải:
Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đông vững mạnh
Nhân tố nào sau đây chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX?
Đáp án C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa , đứng đâu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,...
Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1889, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Buso tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế giữa, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật
=> Như vậy, “Chiến tranh lạnh ” là nhân to chủ yếu chi phoi quan hệ quốc tế trong phần lởn nửa sau thế kì XX
Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 33
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 43
Cách giải:
Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu to lớn
Kết quả của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án D
Phương pháp: Sgk 12 trang 40
Cách giải:
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Mĩ Latinh nổ ra mạnh mẽ đã đưa đến kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đồ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập
Nhận xét nào dưới đây không đúng về chủ nghĩa tư bản trong thòi kì 1945 - 1991?
Đáp án C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Từ năm 1945 đén năm 1991 tồn tại song song hệ thống Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và hệ thống Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Thậm chí Liên Xô và Mĩ còn xảy ra tình trạng chiến tranh lạnh.
=> Chủ nghĩa tư bản không phải là hệ thống duy nhất trên thế giới
Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10 – 1949)
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 12 trang 21.
Cách giải:
- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
- Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 106
Cách giải:
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa
Sự phát triển kinh tế của các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã cho thấy quy luật phát triển nào của chủ nghĩa tư bản?
Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản không ổn định mà găn liền với các cuộc khủng hoảng, suy thoái. Tiêu biểu là trước năm 1973, các nước này đều đạt trình độ phát triển nhanh về kinh tế và là ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Tuy nhiên, khi khủng hoảng kinh tế năm 1973 xảy đến, kinh tế các nước này đều chị ảnh hưởng mạnh mẽ và có suy thoái nhất định. Nhất là Mĩ sự phát triển kinh tế luôn gắn liền luôn gắn liền với các cuộc khủng hoảng ngắn
Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
Đáp án B
Phương pháp: đánh giá, nhận xét
Cách giải:
Trong hộ nghi Ianta có nêu nội dung: thành lâp tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Văn kiện quan trọng nhất của tổ chức này là Hiến chương Liên hợp quốc cũng đưa ra mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trẽn cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Thực tế trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới, giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột trên thế giới.
=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Phong trào cần vưong cuối thế kỉ XIX có mục tiêu chủ đạo là
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 11 trang 125, suy luận
Cách giải:
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu cần Vương, kêu gọi văn thân sĩ phu cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. Vì thế, mục đích chính của phong trào Cần Vương là chống lại thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc
Phan Châu Trinh chủ trưong cứu nước bằng biện pháp
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 11 trang 142
Cách giải:
Phan Châu Trinh là người sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện để giành độc lập
Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các Tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 là thực hiện chiến lược
Đáp án B
Phương pháp: sgk 12 trang 44, suy luận.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1945 - 1973 chính sách đối ngoại của Mĩ là triển khai chiến lược toàn cầu với âm mưu bá chủ thế giới.
=> Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các Tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến năm 1991 là thực hiện chiến lược toàn cầu
Kẻ thù của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 12 trang 35, 36, suy luận
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân châu Phi đấu tranh chống thực dân Pháp, Bồ Đào Nha, ... đều là những nước thuộc chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
Vì sao trong những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860), thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam để tiếp tục mở rộng xâm lược?
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 110, suy luận
Cách giải:
Sự sai lầm và đường lối và chiến thuật của triều đình Huế được thể hiện ỏ những điểm chính sau:
- Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”.
- Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ Rẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
=> Những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860) thực dân Pháp tuy bị thiệt hại nặng nề nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam và tiếp tục mở rộng xâm lược là do sự sai lầm về đường lỗi, chiến thuật của triều đình Huế
Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế nước nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới?
Đáp án D
Phương pháp: liên hệ
Cách giải:
Tiưng Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ thập niên 80-90 của thế kỉ XX do:
- Trong thập niên 70, tăng trưởng kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh mẽ theo những cải tổ từng bước từ phía chính quyền trung ưong. GDP bình quân đầu người vào thòi điểm đó tăng trưởng từ tốc độ không đáng kể vào thập niên 1960 lên 70% vào thập niên 1970; Trung Quốc đã vượt qua Ản Độ và đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể 63% vào thập niên 1980 và đạt đỉnh điểm với mức 175% vào thập niên 1990. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của Trung Quốc vẫn tập trung vào các tỉnh duyên hải và các tỉnh phía Nam. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có các nỗ lực trong việc mở rộng sự phát triển đến các tỉnh ở sâu trong nội địa và vùng Đông Bắc.
- Trong thập niên 1980, Trung Quốc đã cố gắng kết hợp các cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để tăng năng suất, mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát, thất nghiệp, và thâm hụt ngân sách. Chính phủ đã theo đuổi chính sách cải cách nông nghiệp, xóa bỏ chế độ công xã và áp dụng chế độ khoán đến hộ gia đình, cho người nông dân quyền quyết định lớn hơn trong nghề nông, đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp như các xí nghiệp hưong trấn ở vùng nông thôn, tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thưong mại nước ngoài. Trang Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính nước ngoài và nhập khẩu.
Các cải cách này đã giúp cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% hay hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi. Ngành công nghiệp đã đạt được thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần Hồng Kông và khu vực đối diện với eo biển Đài Loan, những nơi mà vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hóa nội địa và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở vùng quê. Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Các cuộc cải cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công, tài chính, ngân hàng, định giá và lao động
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX của nhân dân Việt Nam là
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 11 trang 133
Cách giải:
Phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX tiêu biểu nhất là khởi nghĩa nông dân Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913
Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 63, suy luận
Cách giải:
Hai quốc gia Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh xuất phát từ những lí do sau:
- Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
- Đức, Nhật Bản, Tây Âu vưon lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.
- Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
- Xô - Mỹ thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân đầu tiên là quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của hai nước
Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 153
Cách giải:
Từ năm 1919 đến năm 1918, Nguyễn Ái Quốc đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy chỉ là bước đầu những là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước cho dân tộc
Một trong những thành tựu nhóm năm nước sáng lập ASEAN đạt được khi tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội là
Đáp án B
Phương pháp: Sgk 12 trang 29
Cách giải:
Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, 5 nước sáng lập ASEAN đã đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội. Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
Đáp án C
Phương pháp: Sgk 12 trang 11
Cách giải:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường số một thế giới về
Đáp án A
Phương pháp: Sgk 12 trang 56
Cách giải:
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường số một thế giới về tài chính với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới
Một trong những điểm khác giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 với cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn trước là
Đáp án A
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
- Trước năm 1862: cuộc kháng chiến của nhân dân có sụ lãnh đạo của triều đình.
Từ năm 1862 trở đi: triều đình Huế tỏ thái độ hòa hoãn với Pháp, vừa sợ Pháp vừa sợ dân, kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), công nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta lúc này là kết hợp chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng
Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam năm 1945 là
Đáp án D
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Tận dụng Nhật Bản đầu hàng đồng minh vào năm 1945, Việt Nam và Lào đã tổ chức nhân dân đứng lên đầu tranh và giành độc lập:
- Việt Nam: ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Lào: ngày 12-10-1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
Khác với Việt Nam và Lào, tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia, nhân dân nước này tiếp tục kháng chiến chông Pháp chứ không giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật. Đến năm 1954, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Gionevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, Campuchia và Việt Nam
Một trong những mục tiêu chiến lược của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án B
Phương pháp: Sgk 12 trang 11, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
=> Mục tiêu chiến lược của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới
Sau Chiến Lanh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới vì
Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
- Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, 3/4 dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới...
+ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Mỹ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử: Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.
=> Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo và chi phối thế giới.
Đến năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
Hoạt động tiêu biểu của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX là
Đáp án B
Phương pháp: Sgk 11 trang 142, suy luận
Cách giải:
Tù năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam nhu Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Đây là hoạt động tiêu biểu của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là do
Đáp án B
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế bao gồm:
- Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).
- Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.
- Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy đuợc lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.
- Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp vói nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
- Thiếu cộng tác vói các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.
Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là cơ bản nhất phản ảnh tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX