Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT THPT Mai Thúc Loan
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT THPT Mai Thúc Loan
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
44 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ
Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại của châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống cho con người.
Nguyên nhân nào sau đây không phải là yếu tố làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh từ năm 1950 đến năm 1973 ?
Các đáp án A, B, C: đều là yếu tố làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh từ năm 1950 đến năm 1973.
Đáp án D: là nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
Chủ trương “tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa gì?
Trước âm mưu của quân Trung Hoa Dân Quốc ngay sau năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc. Biện pháp này đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của kẻ thù, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
“Không! chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” được trích trong văn bản nào?
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ” được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945) vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của nước
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô.
Thắng lợi to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945-1950) là
Trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950), nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong vòng 4 năm 3 tháng. Đây là thắng lợi to lớn của Liên Xô trong giai đoạn này.
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kỉ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là
Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng".
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã tạm thời gác lại nhiệm vụ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã tạm thời gác lại nhiệm vụ: chống đế quốc, chống phong kiến, đề ra nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít,
Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) có điểm nào khác so với phong trào Cần Vương (1885-1896)?
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): giai đoạn 1 do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, giai đoạn 2 do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913): do nông dân lãnh đạo, chống lại chính sách bình định của Pháp.
Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh ở Đông Dương từ kế hoạch
Ngày 13-5-1949, Mĩ đồng ý với kế hoạch Rơve của Chính phủ Pháp. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được xác định ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) là
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
Báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào?
Báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa (thành lập năm 1921).
Ý nào sau đây không nằm trong nội dung của bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ?
Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhận định: Cuộc đảo chính đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi.
Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào cách mạng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, ngay sau khi ra đời Đảng đã lanh đạo phong trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Thông qua phong trào đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp, đặc biệt là cho đồn điền cao su. Tư bản Pháp cũng rất coi trọng việc khai mỏ, trước hết là mỏ than.
Quá trình phát xít hoá ở Đức có điểm nào khác so với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản?
Quá trình phát xít hóa ở Đức: diễn ra nhanh hơn Nhật, từ năm 1933, Chính phủ Hít-le đã ráo riết thiếp lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
Quá trình phát xít hóa ở Nhật: Do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm
1937, sau khi cuộc chiến tranh trong nội bộ chấm dứt, Nhật Bản mới tập trung vào công việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chấm dứt vai trò lịch sử của
Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
Giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến là ý nghĩa của
Với chiến thắng Biên giới (1950), con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân dân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã đưa Ấn Độ từ năm 1995 trở thành
Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, và từ năm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương (9/3/1945) là
Về sự kiện Nhật đảo chính Pháp:
Nguyên nhân sâu xa: bản chất của đế quốc Nhật và Pháp là ganh đua, tranh giành vùng ảnh hưởng, Khi mới đặt chân đến Việt Nam, Nhật câu kết với Pháp để cùng thống trị nhân dân ta nhưng khi hết giá trị, Nhật sẵn sàng hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương.
Nguyên nhân trực tiếp: mâu thuẫn Nhật – Pháp gay gắt do:
Ở Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề.
Ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật
Nguyên nhân cơ bản nào buộc thực dân Pháp chấp nhận ký hiệp định Giơnevơ (21/7/1954)?
Với chiến thắng Điện Biên Phủ, kế hoạch Nava đã bị đập tan, tạo điều kiện cho cuộc chiến tranh ngoại giao giành thắng lợi.
Dựa trên mối quan hệ bền chặt giữa chiến thắng quân sự và chiến thắng ngoại giao, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ đã được bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Dù diễn ra gay gắt và phức tạp nhưng do thất bại trên chiến trường và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Pháp đã buộc thực dân Pháp chấp nhận ký hiệp định Giơnevơ (21/7/1954).
=> Pháp thất bại liên tiếp trên mặt trận quân sự, đặc biệt ở chiến dịch Điện Biên Phủ là nguyên nhân cơ bản buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của Việt Nam trong công tác xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất giai đoạn 1930-1945 là gì?
Xuất phát từ đặc trưng, vai trò của các mặt trận dân tộc thống nhất là tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung. Chính vì thế, mặt trận lấy cơ sở là liên minh công – nông, biểu hiện cho tinh thần đoàn kết dân tộc. Chính vì thế, bài học kinh nghiệm lớn nhất của Việt Nam trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất giai đoạn 1930 – 1945 là cần xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
“Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” (Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016) là một trong những chủ trương, chính sách lớn nhằm
“Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” (Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016) là một trong những chủ trương, chính sách lớn nhằm thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm khác nào so với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Đáp án C
Giải chi tiết:
- Cách mạng tháng Mười: Ngày 24-10-1917, cách mạng tháng Mười bùng nổ. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô. Ngày 25-10-1917, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi ở Mat-xcơ-va. Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên toàn đất nước Nga rộng lớn.
=> Cách mạng tháng Mười Nga bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945: diến ra hài hòa giữa thành thị với nông thôn.
+ Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.
+ “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.
+ “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.
Vì sao nói việc xác định lực lượng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là đúng đắn và sáng tạo ?
Tính sáng tạo của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) được thể hiện rõ nét nhất ở việc:
Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp (Đường lối cách mạng Việt Nam):
Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”).
Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – chủ trương này phù hợp với điều kiện lịch sử của một nước thuộc địa.
Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc: khi xác định lực lượng cách mạng không chỉ có công nông mà còn có trí thức, trung và tiểu địa chủ thì lợi dung hoặc trung lập họ.
Đâu là nội dung thể hiện tính chất cách mạng của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ?
So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất không đơn thuần là chỉ chống Pháp bằng bạo động vũ trang mà còn gắn liền với đẩy mạnh cải cách, canh tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh, thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền, gắn liền giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Hay phong trào Đông kinh nghĩa thục – mở trường học và đưa vào nội dung học tập mới, trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Duy tân đất nước mới khiến thực lực đất nước mạng hơn, tạo điều kiện quan trọng chống lại kẻ thù.
→ Giải phóng dân tộc gắn với duy tân là nội dung thể hiện tính chất cách mạng, cũng là điểm mới tiến bộ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX so với giai đoạn trước.
Vấn đề dân tộc được xác định trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) có điểm nào khác so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939)?
Nếu như hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng chi đạo chiến lược đưa nhiêm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng vấn là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương. Phải đến Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trậm ở các nước Lào, Campuchia.
Điểm nổi bật trong việc xác định hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận công kiên lớn nhất – đánh trực diện vào vị trí kiên cố của giặc. Lần đầu ta phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng với sự tham tham của lực lượng bộ binh và pháo binh mạnh; trong trận đánh này, pháo binh đánh mở màn, áp chế địch quân, mở cửa và tạo thời cơ để bộ binh tiến lên tiêu diệt địch; là bất ngờ lớn nhất ta giành cho địch góp phần to lớn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất, "chưa từng có" ở Đông Dương.
=> Đánh trực diện vào vị trí kiên cố của địch (đánh vị trí xung yếu của địch) là một trong những nét nổi bật về nghệ thuật quân sự của quân đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ý nào sau đây là điểm chung của kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) ?
(sgk 12 trang 136): Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mỹ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Pháp chuẩn bị một kế hoạch tiến công quy mô lớn lên Việt Nam lần thứ hai, mong giành thắng lợi nhanh chóng để kết thúc chiến tranh.
(sgk 12 trang139): dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tát xinhi, mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám năm 1945?
Cách mạng tháng Tám lật nhào ngai vàng phong kiến ngót chục thế kỉ trên đất nước ta nhưng tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn. Vì thế, sau này Đảng đã phải thực hiện cải cách ruộng đất và nhiều chính sách khác để xóa bỏ tàn dư này.
Xác định điểm khác nhau cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ nửa sau thế kỉ XX và cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII- XIX ?
Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có đặc điểm lớn nhất là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật kĩ thuật, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.
Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ là một trong những tác động của
Một trong ba mục tiêu quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Tuy nhiên, với thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 – 1975), mục tiêu này của Mĩ đã không hoàn thành, đặc biệt là thất bại của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những nhân tố làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858-1884) ?
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 ở giai đoạn đầu ở sự kết hợp đấu tranh giữa nhân dân và triều đình. Tuy nhiên, từ năm 1862 – khi triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, mở đầu quá trình đầu hàng từng bước -> nhân dân chiến đấu chống cả đế quốc và phong kiến đầu hàng.
=> Đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).
Phương pháp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của Mĩ Latinh có điểm khác nhau nào ?
Về phương pháp đấu tranh:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi: đấu tranh chủ yếu bằng phương pháp hòa bình, thương lượng, đàm phán.
Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của Mĩ Latinh: phương pháp đấu tranh chủ yếu là vũ trang. Đây cũng là hình thức đấu tranh nổ ra mạnh mẽ biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”.
Phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm nào tương đồng so với phong trào cách mạng 1930-1931?
Giai cấp lãnh đạo → Đáp án B
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là khẩu hiệu thay đổi về mục tiêu đấu tranh chống thực dân Pháp (1858-1884) của nhân dân ta sau sự kiện nào?
Hiệp ước Giáp Tuất:
Là Hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn phải ký với thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã đánh mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam.
Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp.
Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, vì vậy vấp phải những phản ứng quyết liệt từ nhân dân và các sĩ phu đương thời.
Từ đây nội dung chống phong kiến này càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta nhất là trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh
Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh của triều lẫn Tây
Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu những năm 1930 là
Đầu thế kỉ XX, đặc biệt từ năm 1919 đến năm 1930, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng huynh hướng vô sản, đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (1930)
Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đôc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội, Nhân dân đấu tranh không phải lập lai chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vi dân. Khuynh hướng vô sản thực sự thắng thế đánh dấu mốc bắng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), khảng định quyền lãnh đạo và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.