Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Chu Văn An

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Chu Văn An

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 42 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 217143

Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới với tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu Liên Xô và Đông Âu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã củng cố sức mạnh của phe XHCN, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, Mĩ khó có thể thực hiện được mục tiêu của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 217144

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?

Xem đáp án

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài. Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ. Mô hình đó đã có những phù hợp nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, không sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mô hình này tồn tại lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và còn ảnh hưởng đến cả văn hóa – xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 217145

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

Xem đáp án

Nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều hạn chế: thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khác quan về kinh tế- xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

=> Đáp án B là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 217146

Nguyên nhân sâu xa khiến Hội nghị Ianta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc

Xem đáp án

- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả rất nặng nề: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều làng mạc, thành phố và nhiều cơ sở kinh tế bị tán phá.

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với hậu quả nặng nề của nó đã tạo ra tâm lý sợ chiến tranh và mong muốn bảo vệ hòa bình của nhân loại. Tuy nhiên, hòa bình là vấn đề toàn cầu phải được xây dựng từ sự nỗ lực chung của các quốc gia để đưa ra các giải pháp phù hợp, không phải là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào. Và để chung tay xây dựng, giữ gìn nền hòa bình ấy cần có một công cụ để bảo vệ nó => Các cường quốc đã đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 217147

Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.

Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.

=> Sự tham gia của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 217148

Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành, đứng đầu là hai siêu cường Xô, Mĩ. Chính vì thế, Liên Xô là quốc gia hạn chế sự thao túng của Mĩ trên trường quốc tế. Đối với Liên Hợp quốc, mặc dù có 5 cường quốc lớn thuộc ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhưng Liên Xô vẫn là quốc gia có vai trò quan trọng để hạn chế sự thao túng của Mĩ trong tổ chức Liên Hợp quốc. Đây cũng là lí do lí giải cho việc sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Mĩ muốn đơn phương thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu bá chủ thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 217149

Những quyết định của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua và có giá trị khi

Xem đáp án

Hội đồng bảo an là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 217150

Mối quan hệ giữa các nước thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên nền tảng

Xem đáp án

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 217151

Vấn đề quan trọng nhất khiến Hội nghị Ianta (2 - 1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt là việc

Xem đáp án

Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với bầu không khí vô cùng căng thẳng, gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Nước nào cũng muốn được hưởng quyền lợi tương xứng với vai trò, vị trí của mình sau khi chiến tranh kết thúc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 217152

Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta (2 - 1945)?

Xem đáp án

Hội nghị Ianta (2-1945) thông qua các quyết định quan trọng sau:

- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

=> Đáp án C: không thuộc nội dung của hội nghị Ianta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 217153

Hội nghị Ianta 1945 thông qua quyết định nào?

Xem đáp án

Những quyết định của Hội nghị Ianta bao gồm:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.

- Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 217154

Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?

Xem đáp án

Hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta có những điểm tương đồng sau:

- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

- Đề có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 217155

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc

Xem đáp án

Hội nghị Ianta đã quyết định “thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới”.

=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 217156

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 217157

Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất? 

Xem đáp án

Hiến chương Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất do: 

Nêu rõ mục đích của tổ chức này là: 

+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 

+ Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành như tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Nêu rõ nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. 

+ Không can thiệp vào nội bộ các nước 

+ Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 

+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

=> Đây là hai nội dung có vai trò quan trọng nhất, nắm giữa vai trò chỉ đạo mọi hoạt động của Liên hợp quốc gia qua tất cả các giai đoạn. 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 217158

Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là: 

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. 

- Không can thiệp vào nội bộ các nước. 

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 217159

Một trong những Nghị quyết của Hội nghị Ianta về kết thúc nhanh chóng chiến tranh châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất  

Xem đáp án

Hội nghị Ianta được họp để giải quyết các vấn đề cấp bách:

- Việc nhanh chóng đánh bại phát xít. 

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 

- Việc phân chia thành quả chiến thắng.

Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì trước tiên các nước Đồng minh phải tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít trước. Để thực hiện mục tiêu này, ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 217160

Mục đích nào của bên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau? 

Xem đáp án

Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm: 

- Duy trì hòa bình an ninh thế giới 

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng trong nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Trong đó nguyên tắc thứ hai tạo ra mối quan hệ giữa các quốc gia thêm xích lại gần nhau hơn đó là việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia. 

Chọn đáp án D

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 217161

Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh? 

Xem đáp án

Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau:

- Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ: Tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,...). 

- Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. 

Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 217162

Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự hai cụ lanta

Xem đáp án

Đáp án A: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (1945-1947) 
Đáp án B: Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta (từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
Đáp án C: Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế (Liên Xô và Mĩ đại diện cho hai phe đối lập là Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa) 
Đáp án D: Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. (đến sau khi Liên Xô sụp đổ và xuất hiện xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển mới chuyển sang đối thoại hợp tác).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 217163

Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

Xem đáp án

Trật tự hai cực Ianta tan rã vào năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô chính thức sụp đổ 

Đáp án A, biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô. 
Đáp án B: dấu hiệu tích cực trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của Liên Xô chứ không đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô. 
Đáp án D: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô. 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 217164

Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”?

Xem đáp án

Với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mỹ và  Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: đế quốc chủ nghĩa (tư bản chủ nghĩa) và xã hội chủ nghĩa. Đó chính là trật tự hai cực Ianta. 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 217165

Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?

Xem đáp án

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh: 

+ Nhanh chóng đánh bại phát xít. 

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 

+Việc phân chia thành quả chiến thắng.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) cho hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh hình thành một trật tự thế giới mới. 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 217166

Liên học quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày

Xem đáp án

Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiến chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.

=> Ngày 24-10 được lấy làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày hiến chương liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. 

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 217167

Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị. 

Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 217168

Hội nghị Ianta (2-1945) nêu quan đến tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhằm

Xem đáp án

Mục tiêu của Hội nghị Ianta là làm sao để đánh bại chủ nghĩa phát xít để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Để làm được điều này, khối Đồng minh chống phát xít cần tăng cường hoạt động hơn nữa, trong thời gian 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á. 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 217169

Với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế, Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

Xem đáp án

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 217170

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

Xem đáp án

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Ngoài chính sách ngả về phương Tây, Liên bang Nga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, ….).

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 còn gọi là chính sách định hướng Âu – Á.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 217171

Quyền lợi và địa vị pháp lý mà Liên bang Nga được kế thừa từ sau khi Liên Xô tan rã là gì?

Xem đáp án

Về quyền lợi và địa vị pháp lý và Liên bang Nga được kế thừa sau khi Liên Xô tan rã là: “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 217172

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với

Xem đáp án

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 217173

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành

Xem đáp án

Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 217174

Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991?

Xem đáp án

- Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với những thách thức lớn đó là: tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.

- Đáp án D: Nhân dân Nga không hề đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 217175

Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

Xem đáp án

Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là đấu tranh từ thấp đến cao, từ tự trị đi đến độc lập hoàn toàn.

Cụ thể ở Ấn Độ:

- Tự trị: tính từ thời gian thực dân Anh thực hiện phương án Maobatton.

- Từ tự trị đến độc lập hoàn toàn: cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ sau “phương án Maobáttơn” đến năm 1950.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 217176

Phương án Maobáttơn phản ánh sự thay đổi như thế nào trong chính sách thống trị của thực dân Anh?

Xem đáp án

Phương án Maobáttơn là sự thay đổi hình thức thống trị của thực dân Anh từ cai trị trực tiếp (thực dân kiểu cũ) sang cai trị gián tiếp (thực dân kiểu mới) nhằm xoa dịu những mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ, duy trì quyền lợi của người Anh tại đây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 217177

Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton”, chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ

Xem đáp án

Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại nên thực dân Anh đành phải nhượng bộ, giao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ theo “Phương án Maobatton”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 217178

“Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra và thực hiện đã mang lại cho Ấn Độ quyền lợi gì?

Xem đáp án

Mặc dù đất nước bị chia cắt nhưng phương án Maobáttơn đã đưa tới một bước tiến lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ là từ chỗ là một vùng thuộc địa chịu sự quản lý trực tiếp của thực dân Anh, Ấn Độ đã giành được quyền tự trị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 217179

Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh không diễn ra dưới hình thức nào?

Xem đáp án

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra với các hình thức phong phú: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường,  đặc biệt là phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 217180

Giai đoạn nào sau đây đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

Xem đáp án

Do tác động của cách mạng Cuba (1959), từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh có bước phát triển mới và thu được nhiều thắng lợi như ở Panama, Hamaica, Triniđát…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 217181

Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, Mĩ đã

Xem đáp án

Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8-1961, Mĩ đã đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 217182

Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

Xem đáp án

Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và những người đồng chí của mình, nhân dân Cuba đã nổi dậy đấu tranh lật đổ nền độc tài thân Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959).

Đáp án cần chọn là: B

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »