Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí - Trường THPT Bạc Liêu
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí - Trường THPT Bạc Liêu
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
133 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Nhận xét:
- Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta ngày càng tăng: năm 2000 là (18772 / 77635) x 100 = 24,2%, đến năm 2015 tăng lên: (31131 / 91713) = 33,9% => nhận xét A đúng.
- Gia tăng dân số có xu hướng giảm từ 2,36% (năm 2000) xuống còn 0,94% (năm 2015); quy mô dân số tăng lên từ 77635 nghìn người (năm 2000) lên 91713 nghìn người (năm 2015). => nhận xét B đúng.
- Dân số thành thị luôn ít hơn dân số nông thôn (năm 2015: dân số thành thị là 31131 nghìn người, dân số nông thôn là 91733 – 31131 = 60582 nghìn người) => nhận xét D đúng.
- Từ năm 2000 – 2015, số dân nước ta tăng lên: 91713 – 31131 = 14078 nghìn người
=> nhận xét C: từ năm 2000 – 2015 số dân nước ta tăng lên 10500 nghìn người là không đúng
Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua là gì?
Đáp án A
Nhờ đẩy mạnh hợp tác kinh tế và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thị trường sản phẩm cây công nghiệp nước ta ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Mặt khác công nghiệp chế biến ngày càng được hoàn thiện về quy mô cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật giúp nâng cao chất lượng nông sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
=> Do vậy cây công nghiệp nước ta phát triển mạnh trong những năm qua.
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của loại gió nào?
Đáp án C
Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam Bắc (vào tháng 9 ở Trung Bộ). (sgk Địa lí 12 trang 42).
Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực nào?
Đáp án B
Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực miền núi (vùng miền núi phía Tây giáp với Lào và Campuchia và phía Bắc giáp Trung Quốc).
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do đâu?
Đáp án C
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do vào cuối đông gió mùa Đông Bắc đi qua biển được tăng cường lượng ẩm -> đem lại hiện tượng mưa phùn và thời tiết ẩm ướt vào cuối mùa đông.
Các đô thị Việt Nam thường có chức năng là gì?
Đáp án A
Các đô thị Việt Nam thường có chức năng là trung tâm tổng hợp (các thành phố, thị xã đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, y tế….)
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?
Đáp án D
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn: phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn (năm 2005 dân cư nông thôn chiếm 73,1%, dân cư thành thì chiếm 26,9%).
=> Nhận xét Dân cư nước ta phân bố đều giữa thành thị và nông thôn là không đúng.
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao lên là nhờ đâu?
Đáp án C
Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng lên là nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế => lao động được nâng cao cả về sức khỏe, thể lực (y tế phát triển, đời sống tốt hơn) và cả về trình độ chuyên môn (nhờ chất lượng giáo dục đào tạo).
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dưới 5% phân bố chủ yếu ở hai vùng nào?
Đáp án B
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, xác định được các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm- thủy sản dưới 5% được kí hiệu bằng nền màu vàng, phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì sao?
Đáp án D
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì trong điều kiện dân cư đông, nhu cầu lương thực của dân cư trong đời sống hằng ngày là rất lớn -> cần đảm bảo đầy đủ an ninh lương thực quốc gia. Mặc khác lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đem lại giá trị kinh tế lớn (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan).
Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với việc trồng loại cây gì?
Đáp án C
Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á được bồi đắp bởi phù sa của các hệ thống sông lớn do vậy rất màu mỡ và phì nhiêu -> đặc biệt thuận lợi cho canh tác cây lúa nước. Có nhiều vựa lúa lớn ở khu vực Đông Nam Á như đồng bằng sông Mê Nam,đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc là gì?
Đáp án A
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình phần lớn là đồi núi thấp và vùng đồng bằng rộng lớn phía nam, địa hình với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo và có hướng mở rộng về phía bắc, đông bắc => tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng vào toàn bộ lãnh thổ của miền này.Đây là khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta.
Đặc trưng không phải của nền nông nghiệp hàng hóa là gì?
Đáp án B
Nền nông nghiệp hàng hóa sử dụng nhiều máy móc, vật tư, công nghệ mới, nhằm tạo ra một khối lượng nông sản lớn, người dân đặc biệt quan tâm đến thị trường.
Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã hình thành nhiều vùng chuyên canh với quy mô lớn,chỉ sản xuất một số loại nông sản tiêu biểu, cho hiệu quả kinh tế cao (các vùng chuyên canh cao su, cà phê, chè...).
=> Nhận xét: trong sản xuất nôn nghiệp hàng hóa nông nghiệp được sản xuất theo hướng đa canh là không đúng.
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
Đáp án A
Biển Đông lớn thứ 2 trong Thái Bình Dương, là một vùng biển kín và nằm ở bờ phía Tây của Thái Bình Dương. => Nhận xét biển Đông là một biển nhỏ của Thái Bình Dương, mở rộng về phía Nam và Đông Nam, nằm ở phía đông Thái Bình Dương là không đúng => loại B, C, D.
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, các tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện trong chế độ nhiệt, hải lưu, sinh vật biển....) => nhận xét A đúng.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là gì?
Đáp án A
Ở vùng miền núi và trung du, dân cư từ các vùng khác di cư tới nhằm mục đích chủ yếu là mở rộng diện tích đất canh tác (chủ yếu bằng hình thức đốt rừng, phá rừng để rộng đất canh tác), khai thác tài nguyên thiên nhiên (như đào vàng, khai thác gỗ, các mỏ qua quặng, đá…). Các hoạt động khai thác tài nguyên trên diễn ra tự do, không có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đã gây nên tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường vùng núi. Đây là hậu quả nghiêm trọng của việc di dân tự do đến các vùng miền núi nước ta.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng trong những năm gần đây là cây gì?
Đáp án D
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng trong những năm gần đây.
Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là gì?
Đáp án D
Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là Nghệ An và Lạng Sơn (cột giá trị màu hồng cao nhất).
Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều nào?
Đáp án C
Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo bắc – nam, đông – tây và theo độ cao:
- Phân hóa bắc – nam, ranh giới là dãy Bạch Mã: miền khí hậu phía Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh; phía nam có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.
- Phân hóa đông – tây: vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước và Tây Bắc có mùa đông ấm hơn (ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn), khi tây Trường Sơn đón gió mùa tây nam mang lại mưa lớn vào mùa hạ thì phía đông Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn khô nóng...
- Phân hóa theo độ cao: hình thành 3 đai khí hậu là nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới núi cao (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
Sạt lở bờ biển hiện nay diễn ra nhiều ở dải bờ biển miền Trung và khu vực nào?
Đáp án C
Ở đồng bằng sông Cửu Long, do hoạt động khai thác cát quá mức làm vùng bờ biển bị thiếu hụt trầm trích, nền đất yếu nên dễ xảy ra hiện tượng sạt lở bờ biển.
=> Hiện nay, hiện tượng sạt lở bờ biển ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long và ven biển Trung Bộ đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Phần lãnh thổ có khí hậu lạnh vào mùa đông ở Đông Nam Á thuộc vùng nào?
Đáp án A
Phần lãnh thổ có khí hậu lạnh vào mùa đông ở Đông Nam Á thuộc phía bắc Mi-an-ma và bắc Việt Nam.( sgk Địa lí 11 trang 99)
Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hằng năm còn nhiều mặc dù tốc động tăng dân số đã giảm ở nước ta là gì?
Đáp án B
Ở nước ta, do quy mô dân số lớn, dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao => số trẻ sinh ra hằng năm vẫn lớn.
=> Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hằng năm còn nhiều mặc dù tốc độ gia tăng dân số đã giảm ở nước ta.
Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC NĂM 2014
Đáp án D
Ta tính được chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách quốc tế đến như sau:
Bình quân chi tiêu khách du lịch = Chi tiêu khách du lịch / số khách du lịch đến
Khu vực |
Bình quân chi tiêu |
Đông Á |
1746 |
Đông Nam Á |
726 |
Tây Nam Á |
1013 |
=> Kết quả: (Đơn vị: USD/người)
Nhận xét:
- Đông Á có chi tiêu bình quân của khách du lịch cao nhất (1746 USD/người), tiếp đến là Tây Nam Á (1013 USD/người).
- Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách ở Đông Nam Á thấp nhất (726 USD/người) và thấp hơn Đông Á, Tây Nam Á.
=> Nhận xét A đúng.
Nhận xét D: chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách quốc tế đến Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á là không đúng.
Tỉnh Tiền Giang được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm nào?
Đáp án B
- Quan sát Atlat Địa lí VN trang 30, xác định được tỉnh Tiền Giang thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An, Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ).
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Lạng Sơn so với Nha Trang?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, quan sát bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 của cả nước ta thấy: Nhận xét nhiệt độ trung tháng 1 của Lạng Sơn dưới 140C (kí hiệu nền màu vàng) -> thấp hơn Nha Trang (trên 200C – kí hiệu nền màu cam) => nhận xét B đúng.
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào?
Đáp án A
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Nam là gì?
Đáp án C
Vùng núi Trường Sơn Nam có địa hình bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn đông – tây: phía đông là khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, tương phản với vùng núi phía đông là bề mặt nguyên badan phía tây tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500 – 800 – 1000m.
=> Nhận xét vùng núi Trường Sơn Nam có các cao nguyên khá bằng phẳng với độ cao trung bình trên 1500m là không đúng.
Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là gì?
Đáp án D
Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để từ đó thúc đẩy, mở rộng sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ => tạo thêm nhiều việc làm cho lao động thành thị.
Thách thức được xem là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là gì?
Đáp án D
Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu.
=> Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực => khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.
Thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?
Đáp án C
Vùng đồi núi nước ta là vùng giàu có nhất về tài nguyên khoảng sản (cả trữ lượng, số lượng và chất lượng), có trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (lớn nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên), có tài nguyên đất phong phú – màu mỡ và là kho xanh của nước ta nhưng lại nghèo tài nguyên thủy – hải sản do không giáp biển,…
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
Đáp án D
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở sự suy giảm về kiểu hệ sinh thái, số lượng loài, về nguồn gen quý hiếm. Suy giảm về thể trạng của các các cá thể trong loài không phải là biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
Ở miền Bắc nước ta, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao trung bình là bao nhiêu?
Đáp án A
Ở miền Bắc nước ta, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao trung bình từ 600 – 700m đến 2600m (sgk Địa 12 trang 51).
Thu nhập bình quân của người lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do đâu?
Đáp án A
Nguồn lao động nước ta phần lớn có trình độ chuyên môn còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, mặt khác lao động còn hạn chế về thể thực nên năng suất lao động còn thấp => số lượng sản phẩm tạo ra chưa lớn và chất lượng chưa thực sự cao (đặc biệt đối với các ngành hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám.
=> do vậy thu nhập bình quân của người lao động nước ta còn thấp so với thế giới.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, xác định được vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thuộc vùng Đông Nam Bộ và không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta thấp hơn phía Bắc là do phần lãnh thổ này có yếu tố nào?
Đáp án C
Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta thấp hơn phía Bắc là do phần lãnh thổ phía Nam có vị trí ở gần xích đạo nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ cao và ổn định => biên độ nhiệt năm nhỏ.
Mặt khác, lãnh thổ phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh khô, miền Bắc gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông nên biên độ nhiệt năm lớn.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIAO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Đáp án B
Tốc độ tăng diện tích gieo trồng = (diện tích năm 2014 / diện tích năm 1990) x 100 (%)
Ta tính được tốc độ tăng diện tích gieo trồng của các nhóm cây giai đoạn 1990 – 2014 như sau:
Các nhóm cây |
Diện tích gieo trồng tăng lên (%) |
Tổng sô |
163,8 |
Cây lương thực |
138,9 |
Cây công nghiệp |
237,2 |
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác |
217,2 |
=> Nhận xét:
- Tổng diện tích gieo trồng của nước ta tăng lên.
- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất (tốc độ tăng là 237,2%).
- Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm nhất (tốc độ tăng là 138,9%)
=> Nhận xét B: diện tích gieo trồng cây lương thực tăng nhiều nhất là không đúng.
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí nào?
Đáp án D
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có góc nhập xạ lớn, nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Đỉnh núi Rào Cỏ, dãy Hoành Sơn nằm trong vùng núi nào?
Đáp án B
Quan sát bản đồ tự nhiên Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định được đỉnh Rào Cỏ, dãy Hoành Sơn nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc.
Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây chủ yếu là do đâu?
Đáp án A
Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây chủ yếu là do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của dãy núi.
- Vùng núi phía Bắc: do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng tây bắc – đông nam đã giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về phía tây => làm cho Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn vùng Đông Bắc.
- Gió mùa Tây Nam kết hợp với bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn tạo nên sự phân hóa giữa miền đông Trường Sơn và tây Trường Sơn: khi Tây Nguyên bước vào mùa mưa thì phía đông Trường Sơn là mùa khô và ngược lại.
Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2002-2007, GDP của nước ta tăng gần bao nhiêu lần?
Đáp án B
Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, giai đoạn 2002 – 2007, GDP của nước ta tăng từ 535,7 (nghìn tỉ đồng) lên 1143,7 (nghìn tỉ đồng), tăng gấp 1143,7 / 535,7 = 2,1 lần.
Tây Bắc là vùng có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước ta do đâu?
Đáp án D
Tây Bắc là vùng có địa hình núi cao đồ sộ nhất nước ta, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số với hoạt động nông – lâm là chủ yếu, thu nhập thấp nên vùng này có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước.
Vùng núi Tây Bắc là nơi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém, nghèo nàn ở nước ta. Khu vực tập trung phần lớn các dân tộc ít người với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp với trình độ canh tác còn thấp => hiệu quả sản xuất không cao => thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước.