Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí - Trường THPT Bến Tre
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí - Trường THPT Bến Tre
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
125 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Theo quy hoạch, ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng bao nhiêu(%)?
Đáp án D
Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.(SGK/58 Địa lí 12)
Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất?
Đáp án D
Vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (69 người/km2). (Tham khảo bảng SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 69).
Vùng nào có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay?
Đáp án A
Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là Trung du vả miền núi Bắc Bộ (167 đô thị). (Tham khảo bảng SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 78).
Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là gì?
Đáp án B
Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là: Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. (SGK/65 Địa lí 12)
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, di sản văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Quá trinh đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm gì?
Đáp án C
Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm là hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau: miền Nam, chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh; miền Bắc đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có (SGK/77 Địa lí 12)
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có đặc điểm gì?
Đáp án D
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có đường bờ biển đài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. (4 ngư trường rộng lớn, vùng biển có nhiều bãi tôm, cá)
Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng nào?
Đáp án C
Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Do vùng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gó mùa có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái các loại cây cận nhiệt và ôn đới
Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nào?
Đáp án C
Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: Sự phân bố các tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển của ngành du lịch.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô vừa của vùng đồng bằng sông Hồng?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô vừa của vùng đồng bằng Sông Hồng là:
- Hải Phòng có quy mô lớn => loại A, D
- Hạ Long, Nam Định, Hải Dương có quy mô vừa. Tuy nhiên Hạ Long thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ => loại B, đáp án đúng là C
Tác động của khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tới khí hậu nước ta vào mùa hạ là gì?
Đáp án B
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào nước ta theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 13, xác định kí hiệu các đỉnh núi thuộc vùng núi Đông Bắc gồm: núi Kiều Li Ti, Tây Côn Lĩnh và Pu Tha Ca. Núi Phu Luông (2986m) nằm ở phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn và thuộc vùng núi Tây Bắc.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết dừa được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?
Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí trang 19, xác định kí hiệu cây dừa trên bản đồ => dừa được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Cà Mau
Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là gì?
Đáp án B
Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. (SGK/153 Địa 12)
Ý nào không đúng với tài nguyên khoáng sản vùng biển nước ta?
Đáp án B
Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (nhờ có khí hậu nắng nóng nền cao nhiệt ổn định, các cửa sông nhỏ và ít, biển có độ mặn cao). Đồng bằng sông Cửu Long không phải là vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối ở nước ta.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào có ngành chế biến đường, sữa, bánh kẹo?
Đáp án A
Dựa vào Atlat trang 22, xác định kí hiệu công nghiệp chế biến đường, sữa, bánh kẹo => đối chiếu các kí hiệu thuộc 4 TTCN đề bài đã cho, chỉ ra được Thủ Dầu Một là trung tâm công nghiệp có ngành chế biến đường, sữa, bánh kẹo.
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ HUẾ
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 - Nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với chế độ nhiệt của Hà Nội và Huế?
Đáp án B
Dựa vào bảng số liệu ta tính nhiệt độ trung bình của 12 tháng và biên độ nhiệt độ trung bình năm của 2 địa điểm theo công thức sau:
- Nhiệt độ trung bình 12 tháng = Tổng nhiệt độ của 12 tháng / 12
Hà Nội = (16,4 + 17,0 +…..+ 21,4 + 18,2) /12 = 23,50C
Huế = (19,7 + 20,9 +…..+ 23,2 + 20,8) / 12 = 25,10C
=> Nhiệt độ trung bình 12 tháng của Hà Nội và Huế lần lượt là 23,50C và 25,10C => nhận xét B đúng
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và Huế lần lượt là: Hà Nội = 28,9 – 16,4 = 12,5 0C và Huế = 29,4 – 19,7 = 9,7 0C (Hà Nội gấp Huế: 12,5 / 9,7 = 1,29 lần) => nhận xét C, D không đúng
- Huế chỉ có 1 tháng nhiệt độ dưới 200C (tháng 1: 19,70C) => nhận xét A không đúng
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp nào của Đồng bằng sông Hồng có cùng cấp qui mô giá trị sản xuất?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 26, các trung tâm công nghiệp Bắc Ninh và Phúc Yên (thuộc đồng bằng sông Hồng) có cùng cấp quy mô giá trị sản xuất từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng.
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HẠT TIÊU VÀ CÀ PHÊ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 (triệu USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất khẩu hạt tiêu và cà phê của nước ta giai đoạn 2010 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án A
- Đề bài yêu cầu thể hiện giá trị xuất khẩu (giá trị tuyệt đối) => thể hiện độ lớn của đối tượng
- Bảng số liệu có 4 năm, đơn vị: triệu USD
=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu hạt tiêu và cà phê của nước ta giai đoạn 2010 – 2016 là biểu đồ cột (cột ghép)
Một trong những thành phố trực thuộc trung ương của nước ta là gì?
Đáp án C
Năm thành phố trực thuộc TW của nước ta gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có cả khu kinh tế cửa khâu và khu kinh tế ven biển?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, xác định được Quảng Bình vừa có khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế ven biển Hòn La.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết dừa được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, dừa được trồng nhiều ở tỉnh Bến Tre (bến tre có đặc sản kẹo dừa)
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phầm nào sau đây có quy mô lớn?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, xác định kí hiệu trung tâm công nghiệp có quy mô lớn => trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn là Hải Phòng
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của khu vực nào?
Đáp án A
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.
Để tăng thêm diện tích gieo trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất?
Đáp án D
Để tăng diện tích gieo trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp quan trọng nhất là nâng cao hệ số sử dụng đất đai bằng cách áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ tăng sản lượng.
Mật độ dân số của nước ta tăng lên là do đâu?
Đáp án B
Mật độ dân số = Dân số / diện tích. Mật độ dân số nước ta tăng lên là do dân số ngày càng tăng trong khi diện tích lãnh thổ không đổi
Phát biểu nào sau đây đúng về đồng bằng ven biển nước ta?
Đáp án A
- Vùng đồng bằng ven biển nhiều nơi vẫn thích hợp cho trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày => nhận xét B: không thích hợp cho trồng trọt là không đúng => loại B
- Phần lớn đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt; tuy nhiên một số đồng bằng được mở rộng (Thanh Hóa, Nghệ An, Tuy Hòa…=> nhận xét các đồng bằng đều nhỏ hẹp, chia cắt là không đúng => loại C
- Các đồng bằng thường có 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa đồng bằng có các vùng trũng thấp (tuy nhiên không lớn); dải trong cùng là vùng đồng bằng => nhận xét bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn không đúng => loại D
- Đồng bằng ven biển nước ta do phù sa của sông và biển bồi lấp, trong đó biển đóng vai trò chính trong quá trình thành tạo
Tỉ lệ gia tăng dân số hiện nay của nước ta giảm xuống nhưng số dân tăng thêm hằng năm vẫn nhiều là do đâu?
Đáp án D
Tỉ lệ gia tăng dân số hiện nay của nước ta giảm xuống nhưng số dân tăng thêm hằng năm vẫn nhiều là do quy mô dân số của nước ta lớn trong khi cơ cấu dân số trẻ nên số trẻ em sinh ra hằng năm vẫn lớn.
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động vận tải bằng đường bộ của nước ta hiện nay?
Đáp án D
Hoạt động giao thông vận tải bằng đường bộ của nước ta hiện nay gặp khó khăn chủ yếu là mạng lưới giao thông còn nhiều hạn chế (mặc dù đã được đầu tư mở rộng và hiện đại hóa): mật độ đường bộ của Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng đường cũng còn nhiều hạn chế như tỉ lệ đường rải nhựa thấp, khổ đường hẹp, nhiều cầu có tải trọng nhỏ…
Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư và xã hội Đông Nam Á hiện nay?
Đáp án C
Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Á hiện nay là dân số đông, mật độ dân số cao (trung bình là 124 người/km2 trong khi thế giới chỉ 48 người/km2) => nhận xét mật độ dân số thấp là không đúng
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trông lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, xác định được tỉnh Đồng Tháp có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (kí hiệu cột màu xanh cao hơn cột màu hồng) với sản lượng thủy sản nuôi trồng là 230008 tấn.
Ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng không phải do đâu?
Đáp án A
Ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng là do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, kết hợp mặt đất thấp, xung quanh có đê sông đê biển bao bọc, mật độ nhà cửa dày đặc nên nước khó thoát. => loại đáp án B, C, D => Nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng không phải do lũ quét
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, xác định được khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5 cho biết đảo Cái Bầu thuộc tính nào sau đây?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, xác định được đảo Cái Bầu thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp nào sau đây là cơ bản nhất?
Đáp án B
Để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa ở nước ta hiện nay, “giải pháp cơ bản” nhất là phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp bị ngập úng, làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm.
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu ảnh hưởng đến giao thông đường bộ của nước ta hiện nay?
Đáp án C
Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến giao thông đường bộ của nước ta hiện nay là thiếu vốn để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, mặc dù nước ta đã nỗ lực huy động các nguồn vốn đầu tư mở rộng và hiện đại hóa đường bộ nhưng nhìn chung mật độ đường bộ của Việt Nam vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng đường cũng còn nhiều hạn chế (tỉ lệ rải nhựa thấp, khổ đường hẹp, nhiều cầu có tải trọng nhỏ…)
Chú ý: Câu hỏi yêu cầu xác định khó khăn “chủ yếu” là yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội; rất dễ nhầm lẫn với khó khăn về tự nhiên (thiên tai, khí hậu)
Phát biểu nào sau đây đúng về dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?
Đáp án C
Dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta:
- Có diện tích nhỏ hẹp, do phù sa biển và sông bồi tụ (trong đó phù sa biển đóng vai trò chủ yếu) => nhận xét “đều do phù sa biển bồi tụ” là không đúng. => loại A
- Phần lớn đất đai ở đây nghèo dinh dưỡng, nhiều cát; nhưng cũng có một số vùng đồng bằng mở rộng có diện tích đất khá màu mỡ (đồng bằng Tuy Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa) => nhận xét “ đất đều nghèo dinh dưỡng” là không đúng => loại B
- Đồng bằng ven biển miền Trung không vẫn có xây dựng các hệ thống đê sông, đê biển để ngăn chặn lũ lụt, tuy nhiên chủ yếu là các hệ thống đê nhỏ mang tính địa phương. => loại D
- Địa hình vùng đồng bằng ven biển miền Trung đa dạng, được chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa là vùng trũng thấp, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng; tuy nhiên đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. => C đúng
Phát biểu nào sau đây không đúng với chân cư và xã hội Đông Nam Á hiện nay?
Đáp án A
Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Á hiện nay là dân số đông, mật độ dân số cao.Nhận định mật độ dân số thấp là không đúng.
Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Đáp án A
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích gần 30,6 nghìn km2 (chiếm hơn 9,2% diện tích tự nhiên cả nước), diện tích lớn nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta (phía Bắc gần 15,3 nghìn km2, miền Trung gần 28 nghìn km2) => Nhận xét vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích nhỏ nhất là không đúng
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017?
Đáp án D
- Tổng diện tích lúa có tăng lên nhưng còn biến động: giai đoạn 2010 – 2015 tăng đều liên tục từ 7489 lên 7828 nghìn ha, đến năm 2017 giảm nhẹ còn 7709 nghìn ha.
- Diện tích lúa hè thu tăng liên tục từ 2436 (2010) đến 2878 nghìn ha(năm 2017)
Nhận xét D: Tổng diện tích lúa biến động còn diện ticshh lúa hè thu ngày càng tăng lên là chính xác