Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Hùng An

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Hùng An

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 94 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 211424

Năm 1930, tổ chức Việt Nam Quốc dân đang có hoạt động nào sau đây? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 86. 

Năm 1930, tổ chức Việt Nam Quốc dân đang có hoạt động tổ chức khởi nghĩa Yên Bái.

Chọn C. 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 211425

Nội dung nào sau đây là hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong năm 1920? 

Xem đáp án

Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin là hoạt động của  Nguyễn Ái Quốc trong năm 1920. 

Chọn D. 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 211426

Nội dung nào sau đây là mục tiêu, đường lối của cách mạng Nga được đề ra trong Luận  cương tháng Tư (1917) của Lênin? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 11. 

Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang XHCN là mục tiêu, đường lối của cách mạng Nga được đề ra trong  Luận cương tháng Tư (1917) của Lênin. 

Chọn A. 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 211427

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống  chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 39. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ  Latinh. 

Chọn C. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 211428

Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 17. 

Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là khôi phục và phát triển  mối quan hệ với các nước châu Á.

Chọn C. 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 211429

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc  (Apacthai) đã phát triển mạnh mẽ ở 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 37. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) đã phát  triển mạnh mẽ ở Nam Phi. 

Chọn A. 

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 211430

Tháng 8 - 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam  Á (ASEAN)? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 31. 

Tháng 8 - 1967, Thái Lan tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Chọn A.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 211431

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt  Nam có chuyển biến nào sau đây?  

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 78. 

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có chuyển biến là  giai cấp công nhân ngày càng phát triển. 

Chọn C. 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 211432

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1948), quốc gia có sản lượng công nghiệp chiếm  56% sản lượng toàn thế giới là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 42. 

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1948), quốc gia có sản lượng công nghiệp chiếm 56% sản lượng toàn thế  giới là Mĩ. 

Chọn B. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 211433

Trong giai đoạn 1939 - 1945, ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 108. 

Trong giai đoạn 1939 - 1945, ở Việt Nam diễn ra sự kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  Cộng sản Đông Dương. 

Chọn A. 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 211434

Chiến dịch nào sau đây đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 192. 

Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 

Chọn A. 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 211435

Hội nghị Ianta (2 - 1945) đã quyết định thành lập tổ chức 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 5. 

Hội nghị Ianta (2 - 1945) đã quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 

Chọn C. 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 211436

Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích  

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 133. 

Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não  kháng chiến và bộ đội chủ lực của Việt Nam. 

Chọn A. 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 211437

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có hành  động nào sau đây? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 173. 

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có hành động đưa quân Mĩ và  quân đồng minh trực tiếp tham chiến. 

Chọn C. 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 211438

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chính sách nào sau đây? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 76. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai.

Chọn B. 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 211439

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về phong trào Cần vương trong những năm 1885 - 1888? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 11. 

Đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phản ánh đúng về phong trào Cần vương trong  những năm 1885 – 1888. 

Chọn A. 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 211440

Sự kiện nào sau đây diễn ra ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông  Dương được kí kết? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 157. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô diễn ra ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông  Dương được kí kết. 

Chọn B. 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 211441

Quốc gia châu Á nào sau đây đã thực hiện đường lối cải cách - mở cửa vào tháng 12 - 1978? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 23.

Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách - mở cửa vào tháng 12 – 1978. 

Chọn C. 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 211442

Chiến thuật mới được đế quốc Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961  - 1965) là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 169. 

Chiến thuật mới được đế quốc Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là “trực thăng  vận”, “thiết xa vận”. 

Chọn B. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 211443

Trong năm 1929, tổ chức nào sau đây thành lập ở Việt Nam? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 87. 

Trong năm 1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Việt Nam. 

Chọn A. 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 211444

Thắng lợi nào sau đây của quân dân ta buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pan về chấm dứt chiến  tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973)? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 184. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972) buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pan về chấm dứt chiến tranh lập lại  hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973). 

Chọn C. 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 211445

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có tác động tích cực đến cuộc kháng chiến chống  thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)? 

Xem đáp án

Sự ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã mở rộng phạm vi địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đồng  thời, ngay sau khi thành lập, CHND Trung Hoa đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, phá thế cô lập về  ngoại giao của Việt Nam. 

Chọn C. 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 211446

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến  chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)? 

Xem đáp án

A loại vì hậu phương trong kháng chiến chống Pháp không có vai trò quyết định đến sự chấm dứt của can thiệp  Mĩ ở Đông Dương. 

B chọn vì hậu phương bồi dưỡng sức dân, đóng góp cho tiền tuyến sức người sức của, đồng thời góp phần xây  dựng chế độ mới. 

C loại vì chiến thắng của Điện Biên Phủ mới buộc Pháp chấp nhận kí Hiệp định Gionevo.

D loại vì hậu phương không có vai trò làm thay đổi cục diện chiến trường. 

Chọn B. 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 211447

Trong giai đoạn 1945 - 1973, Nhật Bản có hoạt động đối ngoại nào sau đây? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 53. 

Trong giai đoạn 1945 - 1973, Nhật Bản có hoạt động kí với Mỹ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

Chọn D. 

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 211448

Nội dung nào sau đây không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm  80 của thế kỉ XX? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 69. 

Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa  từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX. 

Chọn A. 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 211449

Từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946, để bảo vệ chính quyền cách mạng,  một trong những giải pháp mà Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 125. 

Từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946, để bảo vệ chính quyền cách mạng, một trong những giải  pháp mà Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện là tổ chức kháng chiến chống Pháp  trở lại xâm lược ở Nam Bộ. 

Chọn A. 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 211450

Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu đã 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 47. 

Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan”.

Chọn B. 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 211451

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phương hướng chiến lược của ta trong Đông  – Xuân 1953 - 1954?  

Xem đáp án

Giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ không phản ánh đúng phương hướng chiến  lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 vì sau chiến dịch Biên giới 1950 ta đã giành được thế chủ động  trên chiến trường. 

Chọn C. 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 211452

Sự kiện nào sau đây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động trực tiếp đến quyết  định phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện khiến quân Nhật ở Việt Nam rệu rã, từ đó đã tác động trực  tiếp đến quyết định phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 

Chọn B. 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 211453

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1945 - 1954), sự kiện nào sau đây  đã khẳng định khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung? 

Xem đáp án

SGK Lịch sử 12, trang 141. 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1945 - 1954), sự kiện thành lập Liên minh nhân dân Việt  - Miên - Lào đã khẳng định khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

Chọn A. 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 211454

Thực tế cuộc đấu tranh chống ngoại xâm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước  ngày 19 - 12 - 1946 ở Việt Nam cho thấy vai trò của đấu tranh ngoại giao trong thời kì này là 

Xem đáp án

Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, gặp muôn vàn khó khăn nhưng khó  khăn nhất là sự xuất hiện của giặc ngoại xâm với âm mưu lật đổ chính quyền còn non trẻ của ta. Đứng trước  hoàn cảnh đó, Đảng và Chính phủ quyết định hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tránh phải đối phó với  nhiều kẻ thù một lúc và hoà hoãn với Pháp để đẩy Trung Hoa Dân Quốc về nước. Vai trò của đấu tranh ngoại  giao trong thời kì này vừa hỗ trợ quân sự vừa mang tính quyết định giữ vững thành quả cách mạng.

Chọn D. 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 211455

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6  - 1 - 1975)?  

Xem đáp án

Củng cố quyết tâm của Đảng trong việc mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định không phải là ý nghĩa  của chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6 - 1 - 1975) vì ngay sau chiến thắng Đường 14 – Phước Long Đảng  đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam chứ không chỉ có khu vực Sài Gòn – Gia Định.

Chọn A. 

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 211456

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên  trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1925 - 1930 

Xem đáp án

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức cộng sản theo khuynh hướng vô sản. Hội có nhiều hoạt  động thúc đẩy khuynh hướng cách mạng vô sản như vô sản hoá, tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc…  những hoạt động đó là một bước chuẩn bị về mặt tổ chức, tư tưởng cho quá trình thành lập Đảng ⟹ Góp phần  thúc đẩy khuynh hướng cách mạng vô sản từng bước thắng thế. 

Chọn C. 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 211457

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) xác định con đường  tiếp theo của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vì 

Xem đáp án

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) xác định con đường tiếp theo của cách mạng  miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vì Mĩ-Diệm khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh  hòa bình, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. 

Chọn B. 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 211458

Nội dung nào sau đây là điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc xây dựng lí luận  cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Chủ nghĩa Mac Lenin là lý luận đấu tranh giai cấp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của các nước phương Tây.  Tuy nhiên, trong quá trình vận động giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac  Lenin cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ là giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. ⟹ Vận dụng lí luận đấu tranh giai cấp để xây dựng lí luận giải phóng dân tộc là điểm sáng tạo của Nguyễn Ái  Quốc trong việc xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 

Chọn B. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 211459

Quyết định nào sau đây của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng  sản Đông Dương (5 - 1941) đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10 – 1930)? 

Xem đáp án

Một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10 – 1930) là chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong  xã hội Việt Nam, đặt nặng đấu tranh giai cấp. Tại Hội nghị lần thứ 8 (5 – 1941) đã quyết định gác lại cách  mạng ruộng đất, giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. 

Chọn A. 

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 211460

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 đều để lại cho  Đảng ta bài học kinh nghiệm quý báu về 

Xem đáp án

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 đều để lại cho Đảng ta bài học kinh  nghiệm quý báu về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. 

Chọn D. 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 211461

Phong trào cách mạng trong những năm 1936-1939 ở Việt Nam được gọi là phong trào  dân chủ vì 

Xem đáp án

Phong trào cách mạng trong những năm 1936-1939 ở Việt Nam được gọi là phong trào dân chủ vì mục tiêu chủ  yếu, trước mắt là đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ. 

Chọn D. 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 211462

Nhận xét nào sau đây không đúng về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình là nhận xét không đúng về Cách mạng tháng Tám  năm 1945 ở Việt Nam vì cách mạng tháng Tám sử dụng bạo lực cách mạng. 

Chọn A. 

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 211463

Sự thay đổi nào sau đây của Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị (1868) đã ảnh hưởng  sâu sắc đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? 

Xem đáp án

Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước Việt Nam  đầu thế kỉ XX. 

Chọn C.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »