Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Kim Ngọc
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Kim Ngọc
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
74 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Theo quyết định tại Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ | thuộc miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu?
Theo quyết định tại Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ thuộc miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu.
Chọn C
Đến năm 1950, Liên Xô đã
Đến năm 1950, Liên Xô đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Chọn B
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu lúa gạo lớn thứ ba thế giới là nhờ tiến hành
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu lúa gạo lớn thứ ba thế giới là nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Chọn B.
Năm 1945, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?
Năm 1945, Indônêxia là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất.
Chọn A
Hiệp ước đặt nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Hiệp ước đặt nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
Chọn B
Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu chủ yếu của Chiến lược toàn cầu mà Mỹ triển khai sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Tăng cường phát triển kinh tế không phải là mục tiêu chủ yếu của Chiến lược toàn cầu mà Mỹ triển khai sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn A
Sự kiện nào khởi đầu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mī
Học thuyết Tơ-ru-man ra đời (1947) khởi đầu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ.
Chọn D.
Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
Chọn A.
Trong giai đoạn 1919-1925, ở Sài Gòn - Chợ Lớn, giai cấp công nhân đã thành lập
Trong giai đoạn 1919-1925, ở Sài Gòn - Chợ Lớn, giai cấp công nhân đã thành lập Công hội (bí mật).
Chọn D
Tổ chức cách mạng được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì:
*Về mục đích của sự thành lập (chuẩn bị về tư tưởng)
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
*Về đường lối chính trị (chuẩn bị về đường lối chính trị)
- Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).
- Lực lượng cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt.
- Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.
- Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế
giới.
*Về hệ thống tổ chức chuẩn bị về tổ chức)
- Gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.
- Trên cơ sở hoạt động đến 1929 đã làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam góp phần dẫn tới sự phân hóa về tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng. Đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn hình thành nên Đảng Cộng sản Việt
Nam.
=> Như vậy, có thể khẳng định Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Chọn C
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trưởng thành lập
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Chọn D
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có hội Cứu quốc.
Chọn B
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giúp phát xít Nhật từ vĩ tuyến
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giúp phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
Chọn B.
Mục đích của Đảng, Chính phủ khi kêu gọi đồng bảo thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” là nhằm
Mục đích của Đảng, Chính phủ khi kêu gọi đồng bảo thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” là nhằm giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
Chọn B
Trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, đâu là nơi được Nava tập trung quân mạnh nhất tử thu - đông 1953?
Trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, đồng bằng Bắc Bộ là nơi được Nava tập trung quân mạnh nhất tử thu - đông 1953.
Chọn A
Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là quân
Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là quân Sài Gòn.
Chọn D.
Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công sau thắng lợi của
Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công sau thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960),
Chọn B
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1969 đến năm 1973, Mỹ tiếp tục
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1969 đến năm 1973, Mỹ tiếp tục âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt".
Chọn A.
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) được triệu tập trong bối cảnh
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) được triệu tập trong bối cảnh Mĩ và chính quyền Sài Gòn có nhiều hành động phá hoại Hiệp định Pari.
Chọn D.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới về kinh tế là
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới về kinh tế là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chọn B.
Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là Hiệp ước
Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).
Chọn A.
Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian Pháp tiến hành
Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
Chọn B.
“Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc” là mục đích của tổ chức
“Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc” là mục đích của tổ chức Liên hợp quốc.
Chọn C
Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanuc thực hiện
Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
Chọn A.
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929 ở nước ta chứng tỏ
A, B loại vì Đảng ra đời mới đánh dấu sự chấm dứt về thời kì khủng hoảng về giai cấp và tổ chức lãnh đạo cách mạng. Đồng thời, Đảng ra đời cho thấy giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
C loại vì cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã có sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
D chọn vì sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã cho thấy khuynh hướng cách mạng vô sản dần thắng thế.
Chọn D.
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A chọn vì đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước là ý nghĩa của Hội nghị tháng 11/1939.
B, C, D loại vì nội dung của các phương án này là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam.
Chọn A.
Một trong những mục tiêu của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội từ tháng 12-1946
Một trong những mục tiêu của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội từ tháng 12-1946 giam chân địch trong thành phố.
Chọn A.
Nét độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là
A loại vì từ năm 1951, Đảng đã đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.
B, D loại vì thiếu nhiệm vụ, vai trò của của miền Bắc và sự lãnh đạo của Đảng đối với miền Bắc trong việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm nghĩa vụ hậu phương và trực tiếp chống hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.
C chọn vì trong giai đoạn 1954 - 1975, nét độc đáo của cách mạng Việt Nam là Đảng lãnh đạo đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền đất nước. Điều này phù hợp với yêu cầu của cách mạng từng miền và cũng thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, đúng đắn của Đảng trong lãnh đạo.
Chọn C
Sự kiện quốc tế nào có ảnh hưởng lâu dài đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
A, B, D loại và các sự kiện ở các phương án này có tác động đến cách mạng Việt Nam nhưng không mang tính lâu dài.
C chọn vì Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917) đã chỉ ra cho Nguyễn Ái Quốc con đường cứu nước đúng đắn là con đường cách mạng vô sản và thực tế lịch sử Việt Nam đã lựa chọn con đường này vì con đường cách mạng vô sản đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử dân tộc.
Chọn C
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đầy đủ tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với Việt Nam?
A chọn vị toàn cầu hóa mang lại cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Nếu ta nắm bắt được cơ hội và vượt qua được thách thức thì sẽ phát triển mạnh mẽ. Đây là vấn đề sống còn đối với Đảng và nhân dân.
B, C, D loại vì chưa phản ánh đầy đủ tác tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với Việt Nam.
Chọn A.
So với phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng 1930 – 1931 có điểm mới nào sau đây?
A loại và phong trào 1930 – 1931 do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
B, D loại vì sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân đã có từ trước.
C chọn vì các phong trào đấu tranh trước năm 1930 chưa có Đảng lãnh đạo.
Chọn C.
Điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1925-1929 so với giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất là giai cấp công nhân
A chọn vì trong giai đoạn 1925 – 1929, nhất là sau phong trào “vô sản hóa” thì phong trào công nhân đã trở thành lực lượng nòng cốt, dẫn đầu của phong trào dân tộc.
B, C loại vì nội dung của các phương án này không phải là điểm mới.
D loại và công nhân liên minh với nông dân trong phong trào 1930 – 1931.
Chọn A
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng vì đã
A loại vì nguyện vọng căn bản của các giai cấp có điểm chung và riêng.
Ví dụ:
- Công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản cùng với các giai cấp, tầng lớp khác có tinh thần yêu nước thì có nguyện vọng là giành độc lập dân tộc.
- Đại địa chủ, tư sản mại bản là đối tượng của cách mạng – không có chung nguyện vọng với các giai cấp, tầng lớp nêu trên.
B loại vì sự ra đời của Đảng dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Bên cạnh đó, nội dung phương án này cũng chưa cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng.
C loại vì nội dung phương án này là ý nghĩa sự ra đời của Đảng. Bên cạnh đó, nếu không có đường lối chính trị đúng đắn và hệ thống tổ chức chặt chẽ thì Đảng không thể lãnh đạo nhân dân ta tạo nên những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng
Chọn D
Tính dân tộc của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam được biểu hiện trong nội dung nào sau đây
- Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc (giành độc lập), chống phong kiến (giành ruộng đất).
- Lực lượng: quần chúng nhân dân, trong đó công nhân và nông dân là nòng cốt.
Chọn C
Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
A loại vì đây là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 chứ không phải là nghệ thuật quân sự.
B chọn vì
- Chủ động tấn công: 20h ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường, tủ, cây cối, .... Làm thành những chướng ngại trên đường để chống giặc. Trung đoàn Thủ đô được thành lập và tiến đánh những trận quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, ... Ở các đô thị như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, ... quân ta chủ động bao vây, tiến công, tiêu diệt địch.
- Chủ động rút lui: sau hai tháng chiến đấu, quân ta rút ra khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
C loại vì cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) không có sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.
D loại vì bao vây, chia cắt, cô lập địch không phải là nghệ thuật độc đáo của ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
Chọn B
Bài học kinh nghiệm nào rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được Đảng ta vận dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A loại vì trong kháng chiến chống Pháp không có bài học về đấu tranh binh vận, dân vận.
B chọn vì cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế thì mới có thể chiến đấu và chiến thắng được kẻ thù
C loại vì sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế chỉ là yếu tố khách quan, không mang tính quyết định. D loại vì đoàn kết trong nước và quốc tế cũng là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Nội dung này được bao trùm trong phương án B.
Chọn B
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925
A chọn vì phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 là tiền đề cho sự xuất hiện các tổ chức cách mạng.
Ví dụ: tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là Tâm tâm xã; Hội Phục Việt sau này đổi tên thành Hội Hưng Nam và cuối cùng là Tân Việt Cách mạng đảng; tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng là Nam đồng thư xã.
B loại vì trong giai đoạn 1919 – 1925: - Phong trào đấu tranh của tự sản và địa chủ: chủ yếu là để đòi quyền lợi kinh tế, cải thiện địa vị chính trị.
-Phong trào của tiểu tư sản: đòi tự do, dân chủ.
- Phong trào của công nhân: chủ yếu là mục tiêu kinh tế, tăng lương, giảm giờ làm.
C loại vì giai đoạn 1919 – 1925 có cả khuynh hướng dân chủ tư sản.
D loại vì chỉ khi Đảng ra đời thì phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam mới có tính thống nhất cao do công nhân làm nòng cốt.
Chọn A.
Hình thức và phương pháp của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A, D loại vì Cách mạng tháng tám có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
B loại vì Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng bạo lực, có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
Chọn C.
Thắng lợi của các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông 1950, Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã
A loại vì không đúng với chiến dịch Việt Bắc và Biên giới. Dù phía Việt Nam có thiện chí giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình nhưng do Pháp muốn giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh và sự can thiệp của Mĩ và cuộc chiến tranh ở Đông Dương. => phải sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ thì ta và Pháp mới đàm phán tại Pari.
B loại vì hình thức phát triển là đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy.
C loại vì cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam. Đến năm 1975 thì ta mới hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
D chọn vì mỗi thắng lợi của ta đều đánh bại các âm mưu quân sự của Pháp từ chiến thắng Việt Bắc đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, sang chiến dịch Biên giới đánh bại kế hoạch Rơ ve và giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. Pháp đã không thể giành được thắng lợi quân sự để buộc ta đàm phán và ký kết Hiệp định có lợi cho chúng.
Chọn D.
Nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) là
Nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
Chọn B