Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Trường Chinh

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử - Trường THPT Trường Chinh

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 33 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 213224

Đầu 1945, Hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp  tại 

Xem đáp án

Từ ngày 4 đến 11-2-1945, ba cường quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 213225

Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1946-1950)

Xem đáp án

- Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.

- Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô. 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 213226

Sau chiến tranh thế giới tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 213227

Với sự kiện 17 nước châu Phi  được trao trả độc lập , lịch sử ghi nhận năm 1960 là 

Xem đáp án

Với sự kiện 17 nước châu Phi  được trao trả độc lập , lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi.       

Chọn đáp án C

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 213228

Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? 

Xem đáp án

Tình hình kinh tế Mĩ khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 213229

Nền tảng cho quan hệ Mĩ- Nhật là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử  lớp 12 trang 53

Nền tảng cho quan hệ Mĩ- Nhật là Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 213230

Sự kiện đánh dấu sự xác lập cục diện hai  cực hai phe là

Xem đáp án

- Ngày 4-4-1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương  (NATO) được thành lập.

- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.

Như vậy, sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava là sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 213231

Đặc điểm lớn nhất của của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ ha là 

Xem đáp án

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 213232

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?

Xem đáp án

Một số tư sản và địa chủ Nam Kì .. lập ra đảng Lập hiến năm 1923.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 213233

Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

Xem đáp án

Chọn A vì lần đầu tiên công nhân đấu tranh có tổ chức, mục tiêu chính trị và có tinh thần quốc tế vô sản.

Không chọn B vì ĐCS VN ra đời đã có một quá trình lâu dài sự kết hợp CN Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Không chon C và D. Vì giai  đoạn này phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 213234

Mục tiêu tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là 

Xem đáp án

SGK Lịch sử  lớp 12 trang 100

Mục tiêu tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình .

Chọn đáp án B

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 213235

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng xác  định  nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là 

Xem đáp án

Hội nghị BCH Trung ương 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 chủ trương trước hết phải giải phóng cho các dân tộc Đông Dương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 213236

Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối mặt sau cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

Xem đáp án

Chọn A.  vì sau khi giành được độc lâp và  chính quyền vừa mới được thành lập còn trong tình trạng trứng nước  thì bên ngoài các nước đế quốc và bọn nội phản bên trong lại muốn bóp chết chính quyền vừa giành được.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 213237

Trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951- 1953, để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất? 

Xem đáp án

Chọn C vì ban hành chính sách về thuế nông nghiệp thì có giảm thuế mà điều đó có lợi cho nông dân, có như vậy thì dân càng tích cực tham gia kháng chiến. 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 213238

Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu- đông 1953 thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn cơ động ở đâu?

Xem đáp án

Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động trên địa bàn Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 213239

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam sau 1954 là 

Xem đáp án

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 213240

Đế quốc Mĩ có thủ đoạn nào sau đây trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Đế quốc Mĩ có thủ đoạn "Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn" trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) miền Nam Việt Nam.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 213241

Chiến tranh cục bộ từ giữa năm 1965 là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng

Xem đáp án

Chiến tranh cục bộ từ giữa năm 1965 là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 213242

Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam trên phạm vi cả nước hoàn thành.

Xem đáp án

Không chọn B vì hiệp địn Pa ri thì VN mới hoàn thành nhiệm vụ dân tộc.

 Không chọn C vì lá cờ của quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập chỉ báo hiệu  sự toàn thắng của chiến dịch

Không chọn D. Vì những quyết định của kì hop đầu tiên quốc hội khóa VI thì đánh dấu hoàn thành thống nhất về mặt nhà  nước .

Vây chọn A.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 213243

Đánh giá đúng về tình hình cách mạng Việt Nam sau đại thắng mùa xuân năm 1975?

Xem đáp án

Không chọn B và C vì việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước thì mãi đến năm 1976.

Không chọn D vì cho đến nay thì VN vẫn chưa hoàn thành cách mạng XHCN.

Vì thế chọn A.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 213244

Trong giai đoạn 1897- 1914 thực dân Pháp tiến hành 

Xem đáp án

Trong giai đoạn 1897- 1914 thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 213245

Lực lượng mới nào của Việt Nam có số lượng đông đảo nhất, ra đời do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Xem đáp án

chọn B vì trong quá trình khai thác thuộc địa thì nhu cầu về nhân công rất lớn do đó mà số lượng công nhân ngày càng nhiều.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 213246

Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành  được ở mức độ thập vì 

Xem đáp án

Chọn A.vì sự kiện Nhật đầu hàng đồng minh tạo thời cơ thuận lợi khách quan như nhau cho tất cả các nước ĐNA, nhưng do VN và Lào, In đô nê xi a có sự chuẩn bị chu đáo nên giành được độc lập.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 213247

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản ? 

Xem đáp án

Chọn C vì dùng phương pháp loại trừ. Các phương án B, C, D không chọn vì tất cả những ý này là những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhât Bản.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 213248

Thái độ chính trị của tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ?

Xem đáp án

Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 213249

Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 là do

Xem đáp án

Không chọn B, C, D. Vì tất cả những việc làm của thực dân Pháp tất yếu sẽ bùng nổ sự đấu tranh của nhân dân VN nhưng nếu ko có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng thì sẽ không có một phong trào cách mạng rộng lơn và quyết liệt được.

Do đó chọn A.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 213250

Bản Hiệp định Sơ bộ được kí giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp ngày 6-3-1946 đã  

Xem đáp án

Không chọn B, C, D vì tất cả những nội dung này chỉ đạt được trong hiệp định Pa ri và hiệp định Gione, còn trong hiệp định sơ bộ không có các nội dung này.

Do đó chọn A.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 213251

Sự kiện nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 213252

Trong giai đoạn 1919-1930 sự kiện lịch sử nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Chọn B. Vì tất cả các đáp án A, C, D đều xảy ra sau năm 1930 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 213253

Trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, sự kiện lịch sử thế giới nào tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, sự kiện lịch sử thế giới mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 213254

Điểm khác biệt cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành ( 1911-1917) so với những nguườiđi trước là ở 

Xem đáp án

Chọn A vì hướng đi tìm đường cứu nước của Bác là sang phương Tây khác các bậc tiền bối trước và tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 213255

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công? 

Xem đáp án

Không chọn B vì khuynh hướng phong kiến đã bị thất bại từ cuối thế kỷ thứ XIX

Không chọn C vì lúc này khuyng hướng vô sản chưa có ở Việt Nam/

Không chọn D vì phong kiến đã thất bại từ cuối thế kỷ XI X

Vì vậy chọn A

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 213256

Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là 

Xem đáp án

Chọn B vì chỉ đến phong trào cách mạng 1930-1931 thì mới có sự lãnh đạo của Đảng và kết quả là liên minh Công – nông ra đời.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 213257

Điểm chung của Hội nghị tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?

Xem đáp án

Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác tạm thời gác lại.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương (quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận dân tộc thống nhất: ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh; ở Lào là Ai Lao độc lập đồng minh; Cao Miên độc lập đồng minh...) đây là chủ trương của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941).

+ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ở Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1939) chủ trương thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 213258

Trong những năn đầu sau Cách mạng tháng Tám , nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn, thử thách như thế nào?

Xem đáp án

Trong những năn đầu sau Cách mạng tháng Tám , nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 213259

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là 

Xem đáp án

Không chọn B vì sau 1945 cả nước còn phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.

Không chọn C vì sau 1975 thì đất nước mới chỉ được thống nhất về mặt lãnh thổ.

Không chọn D vì sau cách mạng tháng Tám 1945 chúng ta chưa tiến hành kháng chiên chống Mĩ

Vì thế chọn A.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 213260

Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

Xem đáp án

- Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21/6/1925.

- Năm 1927: Tác phẩm “Đường Kách mệnh”, trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

- Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1928 Hội có gần 300 hội viên, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).

- Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

- Năm 1929, bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng…, có sự liên kết giữa các ngành và các địa phương thành phong trào chung.

- Các tầng lớp khác cũng diễn ra rất sối nổi.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 213261

Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là không đúng?

Xem đáp án

Không chọn B vì  cuộc Cách tháng Tám lực lượng cách mạng chủ yếu là nhân dân cho nên mang tính nhân dân sâu sắc là đúng.

Không chọn C vì cuộc cách mạng này làm nhiệm vụ giành độc lập dân tộc là chính nên mang tính dân tộc là đúng.

Không chọn D vì cuộc cách mạng này giành được chính quyền thì nhân dân ta phải đổ biết bao xương máu cho nên mang tính bạo lực là đúng

Vì vậy phải chọn A

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 213262

Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới  thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

Xem đáp án

Chọn D vì tuyến phòng thủ quan  trọng của thực dân Pháp  và hơn nữa đánh Đông khê nằm giữa Cao Bằng và thất Khê nên đánh Đông khê để chia cắt tuyên phòng thủ quan trọng của Pháp.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 213263

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân Việt Nam không tác động đến việc 

Xem đáp án

Không chọn B, C, D vì cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán, Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom  phá hoại miền Bắc

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »