Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Chu Văn An

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Chu Văn An

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 34 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 218343

Giai cấp công nhân đã sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào dưới đây?

Xem đáp án

Bãi công là hình thức thức đấu tranh chủ yếu của công nhân.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 218344

Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất vì:

Xem đáp án

Phong trào 1930 – 1931, đỉnh cao nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh vì nơi đây có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nơi đây luôn là mảnh đât đấu tranh vô cùng sôi nổi. Hơn nữa, chi bộ đảng được thành lập ở đây rất sớm với đội ngũ cán bộ đông đảo lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 218346

"Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..." được trích trong văn kiện nào?

Xem đáp án

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946: 

"Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..."

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 218347

Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là:

Xem đáp án

Phương pháp: Sgk 12 trang 7

Cách giải:

Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

- Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 218348

Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam họp ở đâu?

Xem đáp án

Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 2/1930.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 218349

"Trật tự thế giới hai cực I-an-ta" sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên Xô là hai nước chi phối và làm hình thành nên "trật tự hai cực I-an-ta", Mỹ đại diện cho phe tư bản chủ nghĩa, Liên Xô đại diện cho xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 218350

Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1911-1920 là gì?

Xem đáp án

Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1911-1920 là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 218351

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945 vì

Xem đáp án

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945 vì đã hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, đạt vấn đề giải phóng dân tộc lên trên hết.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 218352

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ năm 1945 nhằm. chống nạn mù chữ.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 218353

Tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?

Xem đáp án

Tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 218354

Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XX?

Xem đáp án

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai (khoảng năm 1965) thuộc giai đoạn 1945 – 1973.

=> Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới không phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XX.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 218355

Tham dự Hội nghị Ianta gồm các nguyên thủ đại diện của các quốc gia nào?

Xem đáp án

Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 218356

Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Thành tựu về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tính tự động).

- Sáng tạo ra nhiều vật liệu mới (Pôlime, vật liệu tổng hợp).

- Sáng tạo ra nhiều năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch).

- Chinh phục vũ trụ (đưa con người lên Mặt trăng năm 1969) và đi đầu trong “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 218357

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới?

Xem đáp án

Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. Còn thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý sang khu vực Mĩ Latinh.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 218358

Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây?

Xem đáp án

Năm 1949 gắn liền với sự kiện thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quôc.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 218359

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với thắng lợi quân sự nào quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

Xem đáp án

Phương pháp: Sgk 12 trang 138

Cách giải:

Với chiến thắng Biên giới, con đuờng liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 218360

Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?

Xem đáp án

Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp là đáp án đúng nhất.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 218361

Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông là:

Xem đáp án

Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháo ở Đông Dương, thực hiện tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Với chiến thắng Viêt Bắc, cơ quan đầu nào kháng chiến của ta được bảo toàn. Đây là kết quả lớn nhất ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 218362

Mục tiêu của tồ chức Việt Nam quốc dân đảng là gì?

Xem đáp án

Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân dảng là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 218363

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), vùng tập kết của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

Xem đáp án

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), vùng tập kết của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là bắc vĩ tuyến 17.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 218364

Kẻ thù chính của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 là ai?

Xem đáp án

Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thực dân Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn.

- Pháp vốn đã có dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ hai sau khi bị đánh bại ở Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, Pháp đã có nhiều hành động khiêu khích:

+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập” thì thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

+ Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Sau đó, nhận dân Việt Nam phải thực hiện cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài từ năm 1946 đến năm 1954 mới kết thúc.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 218365

Nhân vật lịch sử nào đã ghi dấu ngày 9/1/1950 thành ngày thuyền thống sinh viên, học sinh?

Xem đáp án

Trần Văn Ơn sinh ngày 29 tháng 5 năm 1931 và mất ngày 9 tháng 1 năm 1950 là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 218366

Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là

Xem đáp án

ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với năm quốc gia thành viên đầu tiên là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 218367

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 là gì?

Xem đáp án

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 là iếp tục cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 218368

Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị trung ương Đảng 11/1939 là

Xem đáp án

Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị trung ương Đảng 11/1939 là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 218369

Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là

Xem đáp án

Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là kháng chiến chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giành độc lập.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 218370

Lực lượng nào được sử dụng trong chiến lược "Chiến tranh Đặc biệt"?

Xem đáp án

“Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai dưới sự chi huy của hệ thống cố vấn Mĩ.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 218371

Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

Xem đáp án

Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn => Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 218372

Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1947 là gì?

Xem đáp án

Trước những hành động của Pháp từ tháng 12-1946, nhiệm vụ của nhân dân các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là giam chặt địch trong thành phố, đảm bảo chính phủ rút về chiến khu an toàn, cơ bản đầu não được bảo toàn. Nhân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu anh dũng từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

=> Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 218373

Ý nghĩa quan trọng của phong trào "Đồng Khởi " là gì?

Xem đáp án

Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là: - Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 218374

Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) đánh dấu đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 218375

Lực lượng nào được ra đời sau phong trào Đồng Khởi

Xem đáp án

Từ phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là mặt trận do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch, đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng toàn dân chống Mĩ – Diệm.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 218376

Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của ba tổ chức cộng sản đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Ba tổ chức cộng sản đối với cách mạng Việt Nam ra đời đóng vai trò chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 218377

Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari 1973?

Xem đáp án

Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là Với hiệp định Pari, Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và phải rút hết quân về nước, tạo điều kiện đánh cho Ngụy nhào - chính quyền Sài Gòn để thống nhất đất nước.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 218378

Lực lượng nào dưới đây không thuộc phe Đồng minh được giao nhiệm vụ vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

Xem đáp án

Quân Pháp là lực lượng không thuộc phe Đồng minh được giao nhiệm vụ vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chỉ có Anh và Trung Hoa Dân Quốc là được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật tại Đông Dương.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 218379

Sự phát triển kinh tế của Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?

Xem đáp án

Sự phát triển kinh tế của Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do nguyên nhân chung là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 218380

Sau Chiến tranh lạnh, thế giới đang đứng trước thách thức lớn nào dưới đây?

Xem đáp án

Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/9/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 218381

Sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ Diệm bằng hình thức chủ yếu nào?

Xem đáp án

Cách mạng miền Nam từ sau năm 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 218382

Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hoá là

Xem đáp án

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ những năm 80 của thế kỉ XX. Đây là xu thế khách quan, không thể đảo ngược tạo ra nhiều thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thông qua xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã tiếp thu được thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ để áo dụng vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, hiện đại hóa nền kinh tế => Từ đó năng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, hạn chế sự cạnh tranh của thị trường thế giới.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »