Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Võ Văn Kiệt
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020 - Trường THPT Võ Văn Kiệt
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
39 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921
Một trong những nội dung của chính sách kinh tế mới trong công nghiệp là: nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước.
=> Đáp án B không thuộc nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP).
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885- 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
- So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt căn bản là không bị chi phối bởi chiếu Cần vương. Vì đây là cuộc đấu tranh tự phát để bảo vệ cuộc sống của những người nông dân Yên Thế trước hành động bình định của thực dân Pháp.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác biệt so với các nước tư bản Đồng minh chống phát xít?
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của phe Đồng minh và sự thất bại của phe phát xít. Nhật Bản là một nước thua trận đã bị mất hết thuộc địa. Đây là một trong những điểm khác biệt của Nhật Bản so với các nước tư bản Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) đã tác động trực tiếp đến sự hình thành của xu thế nào trong quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của EU và các cường quốc: Mĩ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ,... đã làm thay đổi sâu sắc tương quan so sánh lực lượng giữa các nước à xu thế “đa cực” trong quan hệ quốc tế đang từng bước được hình thành.
Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc?
- Đáp án A, C, D sai vì đây không phải là những đặc điểm của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc.
- Trong quá trình thực hiện cải cách – mở cửa, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn kiên định thực hiện bốn nguyên tắc cơ bản: kiên định đi theo con đường XHCN, duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, duy trì nền chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng. Việc kiên định đi theo con đường XHCN góp phần quan trọng giúp Đảng và Chính phủ Trung Quốc đề ra được những chính sách, biện pháp cải cách phù hợp nhưng không bị chệch hướng phát triển chiến lược Điều này là một trong những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi để áp dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
So với giai đoạn trước, chưa bao giờ quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX. Phần lớn các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
Hiệp ước Bali (2-1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?
- Nội dung các đáp án A, B, D là những nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
- Nội dung đáp án C (Chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập) không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Trong những năm 1991 – 2000, nước Mĩ có vai trò chi phối
Trong những năm 1991 – 2000, nước Mĩ có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế.
Từ năm 1991 đến năm 2000, nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga là
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là:
- Một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế.
- Mặt khác, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…)
Đâu không phải nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
Dùng phương pháp loại trừ, câu A,B,D là nguyên nhân dẫn đến xu hướng hòa hoãn Đông - Tây.
Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi so với Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là ở châu Phi có tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục. Năm 1960, được gọi là năm châu Phi với sự kiện 17 quốc gia giành được độc lập. Còn ở châu Á thì không có tổ chức lãnh đạo thống nhất châu lục. Phong trào đấu tranh diễn ra tùy thuộc vào bối cảnh từng nước.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945, các nước Đông Nam Á trừ Thái Lan vốn là thuộc địa của
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), Liên Xô không đóng quân tại Tây Đức.
Từ năm 1919 đến năm 1930, sự kiện quốc tế nào có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Cách mạng Việt Nam?
Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Cách mạng Việt Nam
Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh theo xu hướng nào?
Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách: chủ trương đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là quân đội
Theo Hội nghị Ianta (2/1945) quân đội Mĩ chiếm đống Nhật Bản.
Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
Một trong những thành tựu của chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỉ XX là thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao (12/1999).
Điểm tương đồng giữa đường lối đổi mới về kinh tế của Việt Nam (1986) với Chính sách kinh tế mới (NEP) năm 1921 của Liên Xô là gì ?
Điểm tương đồng giữa đường lối đổi mới về kinh tế của Việt Nam (1986) với Chính sách kinh tế mới (NEP) năm 1921 của Liên Xô là Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước.
Tài liệu đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc xuất bản bằng tiếng Việt để truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam là
Tài liệu đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc xuất bản bằng tiếng Việt để truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam là tác phẩm “Đường kách mệnh”
Thắng lợi quân sự nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”?
Đoạn trích trên nhắc đến ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết hiệp định sơ bộ (6/3/1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay là cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Cụ thể:
- Cứng rắn về nguyên tắc: Ta giữ vững nguyên tắc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Mềm dẻo về sách lược: Tùy vào tình hình thực tế của nước ta và tình hình quốc tế để đưa ra sách lược phù hợp mà vẫn đảm bảo nguyên tắc không đổi nêu trên.
Khẩu hiệu được Đảng Cộng Sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
Khẩu hiệu được Đảng Cộng Sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là "độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng”.
Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là
Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp.
Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6/1/1946) ở Việt Nam thành công
Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6/1/1946) ở Việt Nam thành công thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc.
Hành động nào sau đây không phải của Phát xít Nhật sau ngày 9/3/1945?
Giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập không phải là hành động của Phát xít Nhật sau ngày 9/3/1945
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
Mở những cuộc hành quân “tìm diệt” là chiến lược quân sự mới của Mĩ được thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng Miền Nam Việt Nam đang
- Đáp án A (sai)
+ Sau năm 1954, ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.
+ Từ khi Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, các phong trào đấu tranh chuyển sang dùng bạo lực, kết hợp với đấy tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới
- Đáp án C, D (sai): Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào “Đồng Khởi” là chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công => Phong trào này trước khi bùng nổ thì Việt Nam vẫn đang ở thế giữ gìn lực lượng.
- Đáp án B (đúng): Từ năm 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất do chính sách khủng bố, lùng bắt những người cộng sản bằng Đạo luật 10/59 của Mĩ – Diệm => Cần có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách => Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1-1959) như cơn mưa rào cho mùa hạ, xác định ngoài con đường bạo lực, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. => Phong trào “Đồng Khởi” bùng nổ.
Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- (sgk 12 trang 109): Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng (5-1941) đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- (sgk 12 trang 112): khởi nghĩa từng phần diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8/1945 sau chỉ thị ngày 12-3-1845.
- (sgk 12 trang 115): tổng khởi nghĩa tháng Tám bùng nổ khi Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh không điều kiện (14-28/8/1945).
=> Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do nào dưới đây?
- Một chính đảng muốn thành lập cần hội tụ các nhân tố sau:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng.
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, nhưng yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ.
+ Hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát.
=> Xét thực tế cách mạng Việt Nam trong năm 1925, công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi nên chưa thành lập được một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, lực lượng vũ trang ở vai trò quan trọng, hỗ trợ lực lượng chính trị nổi dậy và là lực lượng xung kích tấn công vào những nơi địch ngoan cố.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương thông qua việc phát hành tiền giấy và cho vay lãi
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) đã kế thừa và phát triển những nội dung nào từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939)?
Sự phát triển của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam đã giúp cách mạng kiểm soát được mảng lớn chính quyền cấp thôn xã, tạo chỗ đứng chân vững chắc cho lực lượng cách mạng sau này. Điều này đã khiến chính quyền Ngô Đình Diệm bị lung lay vì cơ sở trong quần chúng của họ bị thu hẹp đáng kể.
Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây?
- Điểm kế thừa: giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã được đề trong gần nhất trong hội nghị tháng 11-1939.
- Điểm phát triển: chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận của riêng Việt Nam là Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?
Cao Bằng là nơi có phong trào quần chúng tốt từ trước. Nhiều chi bộ Đảng đã được thành lập trong trong những năm 30 của thế kỉ XX. Người dân rất tích cực tham gia vào các phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản phát động. Do đó sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa.
=> Căn cứ địa cách mạng ngoài yếu tố về vị trí địa lí, địa thế thì cần cố cơ sở phát triển cách mạng. Cao Bằng được chọn vì có phong trào quần chúng tốt tử trước – đây là yếu tố “nhân hòa” quan trọng nhất.
Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là
Sau Hiêp định Giơnevơ, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Trước tình hình đó, đảng ta đã đề ra nhiệm vụ tiến hành đồng thời cả hai nhiệm vụ chiến lược cho từng miền:
- Miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Miền Nam: tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Cả hai miền đều có nhiệm vụ chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiên hòa bình, thống nhất đất nước.
=> Đây là điếm sáng tạo và độc đáo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong giai đoạn 1954 – 1975 do Đảng Lao Động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công.
Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam?
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Nghị quyết của Đảng nêu rõ “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là
Cuộc Tiến công chiến lược 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh (tức là thừa nhận thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh).
“Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” là nhận định của
Nguyên tắc quan trọng nhất của ta khi kí kết Hiệp định Giơnevơ và Pari đó là nguyên tắc cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam là
Thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược 1972 đánh dấu thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ thực hiện bắn phá miền Bắc lần 2 nhằm giành thắng lợi quyết định. Tuy nhiên, với chiến thắng quyết định “Điện Biên Phủ trên không” Mĩ đã phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.