Tài liệu dạy thêm – học thêm chuyên đề hình bình hành, hình thoi

Tài liệu gồm 13 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề hình bình hành, hình thoi, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm - học thêm môn Toán 6.
(317) 1056 26/04/2023

Tài liệu gồm 13 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề hình bình hành, hình thoi, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm – học thêm môn Toán 6.

PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
A. Hình bình hành
Dạng 1. Nhận biết hình bình hành.
Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
Dạng 2. Cách vẽ hình bình hành.
Dựa vào các tính chất của hình bình hành để vẽ hình bình hành.
Dạng 3. Tính chu vi và diện tích hình bình hành.
Dựa vào công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành; mối quan hệ giữa các cạnh của hình bình hành.
B. Hình thoi
Dạng 1. Nhận biết hình thoi.
Các dấu hiệu nhận biết hình thoi:
1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Dạng 2. Cách vẽ hình thoi.
Dựa vào các tính chất của hình thoi để vẽ hình bình thoi.
Dạng 3. Tính chu vi và diện tích hình thoi.
Dựa vào công thức tính chu vi và diện tích hình thoi; mối quan hệ giữa các cạnh của hình thoi.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

(317) 1056 26/04/2023