Tài liệu dạy thêm – học thêm chuyên đề phép cộng và phép trừ số nguyên

Tài liệu gồm 13 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề phép cộng và phép trừ số nguyên, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm - học thêm môn Toán 6.
(315) 1051 26/04/2023

Tài liệu gồm 13 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề phép cộng và phép trừ số nguyên, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm – học thêm môn Toán 6.

PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Thực hiện phép cộng.
* Để thực hiện phép cộng các số nguyên, ta cần áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên.
* Tổng của một số với một số dương thì lớn hơn chính nó.
* Tổng của một số với một số âm thì nhỏ hơn chính nó.
* Tổng của một số với 0 thì bằng chính nó.
* Tổng của hai số đối nhau bằng 0.
Dạng 2. Vận dụng tính chất của phép cộng các số nguyên tính tổng đại số.
Muốn tính nhanh kết quả của tổng đại số, cần vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để thực hiện phép tính một cách hợp lí. Có thể cộng các số nguyên âm với nhau, các số nguyên dương với nhau, rồi tính tổng chung. Nếu trong tổng có hai số nguyên đối nhau thì kết hợp chúng với nhau.

PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN & QUY TẮC DẤU NGOẶC
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
Dạng 1. Thực hiện phép trừ.
* Để thực hiện phép trừ hai số nguyên, ta biến đổi phép trừ thành phép cộng với số đối rồi thực hiện quy tắc cộng hai số nguyên đã biết.
* Hai số a và a là hai số đối của nhau.
Dạng 2. Quy tắc dấu ngoặc.
Để tính nhanh các tổng, ta áp dụng quy tắc dấu ngoặc để bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước ngoặc có dấu “+” khi bỏ ngoặc giữ nguyên dấu các số hạng bên trong ngoặc, nếu đằng trước ngoặc có dấu “–“ khi bỏ dấu ngoặc phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc. Sau đó áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp trong tổng đại số. Chú ý kết hợp các cặp số hạng đối nhau hoặc các cặp số hạng có kết quả tròn chục, tròn trăm.
Hoặc ta cần nhóm các số hạng vào trong ngoặc: Nếu đặt dấu “–” đằng trước dấu ngoặc thì phải đổi dấu các số hạng đó, còn nếu đặt dấu “+” đằng trước dấu ngoặc thì vẫn giữ nguyên dấu các số hạng đó.
Dạng 3. Toán tìm x.
* Đối với dạng toán tìm x trong một đẳng thức, ta cần vận dụng quy tắc dấu ngoặc (nếu có) và một số tính chất để rút gọn mỗi vế của đẳng thức. Cuối cùng vận dụng quan hệ giữa các số có phép tính (nếu có) để tìm x.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

(315) 1051 26/04/2023