Tài liệu dạy thêm – học thêm chuyên đề số đo góc
Tài liệu gồm 14 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề số đo góc, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm – học thêm môn Toán 6.
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
DẠNG 1. NHẬN BIẾT GÓC.
Để đọc tên và viết kí hiệu góc, ta làm như sau:
Bước 1: Xác định đỉnh và hai cạnh của góc.
Bước 2: Kí hiệu góc và đọc tên.
Lưu ý: Một góc có thể gọi bằng nhiều cách.
DẠNG 2. TÍNH SỐ GÓC TẠO THÀNH TỪ N TIA CHUNG GỐC CHO TRƯỚC.
Để đếm góc tạo thành từ n tia chung gốc cho trước, ta thường làm theo các cách sau:
Cách 1: Vẽ hình và đếm các góc tao bởi tất cả các tia cho trước.
Cách 2: Sử dụng công thức.
DẠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM NẰM BÊN TRONG GÓC CHO TRƯỚC.
Để xác định điểm M có nằm bên trong góc xOy hay không, ta làm như sau:
Bước 1: Vẽ tia OM.
Bước 2: Xét tia Om có nằm giữa hai tia Ox Oy hay không?
Bước 3: Kết luận bài toán.
DẠNG 4. ĐO GÓC CHO TRƯỚC.
Để đo góc ta tiến hành theo các bước:
B1: Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với đỉnh của góc.
B2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc đi qua vạch số 0 của thước.
B3: Quan sát xem cạnh còn lại của góc đi qua vạch nào của thước khi đó ta sẽ được số đo góc ấy.
DẠNG 5. VẼ GÓC THEO ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC.
Để vẽ góc xOy khi biết số đo bằng 0 n ta tiến hành như sau:
B1: Vẽ tia Ox.
B2: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với O, vạch số 0 của thước nằm trên tia Ox.
B3: Đánh dấu một điểm trên vạch chia độ của thước tương ứng với số chỉ n độ, kẻ tia Oy đi qua điểm đã đánh dấu. Ta có 0 xOy n.
DẠNG 6. SO SÁNH GÓC.
Đo góc rồi so sánh các số đo góc.
DẠNG 7. TÍNH GÓC GIỮA HAI KIM ĐỒNG HỒ.
Hai tia trung gốc tạo thành một góc gọi là “góc không”. Số đo góc không là 0o.
Lúc một giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là 30o.
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG