Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề bội chung, bội chung nhỏ nhất

ToanVN.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề bội chung, bội chung nhỏ nhất, các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6 phần Số học.
(314) 1047 29/10/2021

ToanVN.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề bội chung, bội chung nhỏ nhất, các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6 phần Số học.

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Bội chung.
* Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
* Kí hiệu tập hợp các bội chung của a và b là BC a b.
* Cách tìm bội chung của hai số a và b: Viết tập hợp các bội của a và bội của b B a B b. Tìm những phần tử chung của B a và B b.
2. Bội chung nhỏ nhất.
* Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
* Bội chung nhỏ nhất của a và b kí hiệu là BC a b.
* Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
* Muốn tìm bội chung của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó.
* Chú ý:
Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số đó. Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất ấy.
Tất cả các bội chung của a và b đều là bội của BC a b.
Với mọi số tự nhiên a và b (khác 0), ta có: BCNN a a BCNN a b BCNN a b.
3. Các dạng toán thường gặp.
Dạng 1. Tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số.
* Để nhận biết một số là bội chung của hai số, ta kiểm tra xem số này có chia hết cho hai số đó hay không?
* Để viết tập hợp các bội chung của hai hay nhiều số, ta viết tập hợp các bội của mỗi số rồi tìm giao của các tập hợp đó.
* Thực hiện quy tắc “ba bước” để tìm BCNN của hai hay nhiều số đó là:
Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
* Có thể nhẩm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách nhân số lớn nhất lần lượt với 1 2 3 … cho đến khi được kết quả là một số chia hết cho các số còn lại.
Dạng 2. Bài toán đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số.
Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số.
Dạng 3. Bài toán đưa về việc tìm bội chung của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước.
Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm bội chung của hai hay nhiều số cho trước.
Tìm BCNN của các số đó.
Tìm các bội của BCNN này.
Chọn trong số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho.
Dạng 4. Vận dụng BCNN để tìm mẫu chung của hai hay nhiều phân số.
Để quy đồng mẫu hai phân số ta phải tìm mẫu chung của hai phân số đó. Thông thường ta nên chọn mẫu chung là BCNN của hai mẫu.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

(314) 1047 29/10/2021