Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề phép nhân số nguyên

ToanVN.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề phép nhân số nguyên, các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6 phần Số học.
(313) 1044 29/10/2021

ToanVN.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề phép nhân số nguyên, các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6 phần Số học.

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Lý thuyết.
1. Nhân hai số nguyên khác dấu.
+ Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ số nguyên còn lại.
+ Bước 2: Lấy tích hai số nguyên dương nhận được ở bước 1.
+ Bước 3: Đặt dấu “-” trước kết quả nhận được ở bước 2 ta có tích cần tìm.
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu âm.
– Quy tắc:
+ Bước 1: Bỏ dấu “-” trước cả hai số nguyên âm.
+ Bước 2: Lấy tích hai số nguyên dương nhận được ở bước 1 ta có tích cần tìm.
3. Nhân hai số nguyên cùng dấu dương.
Khi nhân hai số nguyên dương ta nhân như nhân hai số tự nhiên.
4. Quy tắc dấu khi thực hiện phép nhân, chia số nguyên.
Cách nhận biết dấu của kết quả khi thực hiện phép nhân hai số nguyên.
5. Tính chất của phép nhân số nguyên.
Phép nhân số nguyên có các tính chất:
1. Giao hoán.
2. Kết hợp.
3. Phân phối của phép nhân với phép cộng, trừ.
2. Các dạng toán thường gặp.
a) Dạng 1: Thực hiện phép nhân số nguyên.
+ Thực hiện theo quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu: Với hai số nguyên dương a b ta có: a b a b ab.
+ Chú ý quy tắc dấu khi nhân hai số nguyên.
+ Quan sát một số biểu thức có thể tính nhanh khi thực hiện phép nhân theo các tính chất: Giao hoán; Kết hợp; Phân phối của phép nhân với phép cộng, trừ.
b) Dạng 2: Tìm x.
+ Xét xem: Điều cần tìm (thường được gọi là x) hoặc biểu thức liên quan đóng vai trò là gì trong phép toán (số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số, số chia, số bị chia) (Số hạng) = (Tổng) – (Số hạng đã biết) (Số trừ) = (Số bị trừ – Hiệu) (Số bị trừ) = (Hiệu) + (Số trừ) (Thừa số) = (Tích) : (Thừa số đã biết) (Số chia) = (Số bị chia) :(Thương) (Số bị chia) = (Thương). (Số chia).
+ Thực hiện theo hướng dẫn trên tìm các biểu thức liên quan đến x trước (nếu có) sau đó mới xét tìm x. Chú ý sử dụng nhiều trường hợp (Số bị chia) = (Thương) . (Số chia).
c) Dạng 3: Toán có lời văn (Toán thực tế).
+ Đọc kĩ đề bài tóm tắt bài toán: Xem bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì?
+ Biểu thị số nguyên âm trong bài (nếu có). Lưu ý số nguyên âm thường biểu thị nhiệt độ âm, độ cao dưới mực nước biển, số tiền lỗ, số điểm bị trừ, năm trước công nguyên.
+ Dùng kiến thức thực tế xác định đúng phép nhân và thực hiện.
Ví dụ: Quãng đường đi được = Vận tốc . Thời gian.
Tiền công = Số tiền của một sản phẩm . Số sản phẩm.
Số điểm = Số câu trả lời . Số điểm của một câu.
B. BÀI TẬP

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG

(313) 1044 29/10/2021