Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
- Đất liền: diện tích 331.212 km2 (8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ)
+ Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2
Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
+ Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
+ Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ.
a) Phần đất liền.
- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 150 vĩ tuyến.
- Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
- Có đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.
- Biên giới trên với bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài 4600km.
b) Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam.
- Có hai quần đảo lớn là:
+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)
* Ý nghĩa:
- Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…
- Đối với hoạt động kinh tế – xã hội:
+ Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ
+ Công – nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển.