174 bài toán nguyên hàm, tích phân trong các đề thi thử THPTQG 2019 môn Toán

Tài liệu gồm 103 trang được biên soạn bởi thầy Nguyễn Hoàng Việt tổng hợp 174 bài toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPTQG 2019 môn Toán, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chủ đề nguyên hàm, tích phân và ứng dụng thuộc chương trình Giải tích 12 chương 3 và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019
(325) 1084 18/09/2022

Tài liệu gồm 103 trang được biên soạn bởi thầy Nguyễn Hoàng Việt tổng hợp 174 bài toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPTQG 2019 môn Toán, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chủ đề nguyên hàm, tích phân và ứng dụng thuộc chương trình Giải tích 12 chương 3 và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019.

Các bài toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng trong tài liệu đều ở dạng trắc nghiệm khách quan với 04 phương án lựa chọn và được phân loại thành 04 nhóm dựa vào các mức độ nhận thức: mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, mức độ vận dụng thấp và mức độ vận dụng cao, điều này giúp tài liệu phù hợp với đại đa số các nhóm học sinh khác nhau, và các em có thể nhanh chóng tìm kiếm các bài toán nguyên hàm, tích phân và ứng dụng phù hợp với năng lực của bản thân. Tất cả các bài toán trắc nghiệm nguyên hàm, tích phân và ứng dụng trong tài liệu đều được có đáp án và lời giải chi tiết.
[ads]
Trích dẫn tài liệu 174 bài toán nguyên hàm, tích phân trong các đề thi thử THPTQG 2019 môn Toán:
+ (Lý Thái Tổ – Bắc Ninh – KSGV – 2019) Mệnh đề nào sau đây sai?
A. ∫kf(x)dx = k∫f(x)dx với mọi hằng số k và với mọi hàm số f(x) liên tục trên R.
B. ∫f'(x)dx = f(x) + C với mọi hàm số f(x) có đạo hàm trên R.
C. ∫[f(x) + g(x)]dx = ∫f(x)dx + ∫g(x)dx với mọi hàm số f(x), g(x) liên tục trên R.
D. ∫[f(x) – g(x)]dx = ∫f(x)dx – ∫g(x)dx với mọi hàm số f(x), g(x) liên tục trên R.
+ (Yên Phong 1 – Bắc Ninh – KSGV – 2019) Cho hàm số f(x) xác định và liên tục trên đoạn [-5;3]. Biết rằng diện tích hình phẳng S1, S2, S3 giới hạn bởi đồ thị hàm số f(x) và đường parabol y = g(x) = ax^2 + bx + c lần lượt là m, n, p.
+ (Chuyên Đồng Bằng Sông Hồng – Cụm 8 trường – Lần 1 – 2019) Biết F(x) = (ax^2 + bx + c)e^-x là một nguyên hàm của hàm số f(x) = (2x^2 – 5x + 2)e^-x trên R. Giá trị của biểu thức f(F(0)) bằng?


(325) 1084 18/09/2022