Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Lý thuyết về bài 7: thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức môn giáo dục công dân lớp 10 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(380) 1266 29/07/2022

1. Thế nào là nhận thức?

Quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn:

+ Nhận thức cảm tính: được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.

+ Nhận thức lý tính: Dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa...tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

 => Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn là gì?

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Có ba hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất,

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học.

=> Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phụ vụ hoạt động cơ bản này.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

- Nhờ quá trình hoạt động thực tiễn, con người phát triển và hoàn thiện các giác quan của mình, nhờ đó nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai làm của chúng, đồng thời bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.

=> Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.

(380) 1266 29/07/2022