Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Lý thuyết về bài 8: chủ nghĩa xã hội môn giáo dục công dân lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(376) 1252 29/07/2022

1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa (đọc thêm)

- Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp): chủ nghĩa xã hội

Kinh tế phát triển, nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Giai đoạn sau (giai đoạn cao): chủ nghĩa cộng sản

Kinh tế phát triển mạnh mẽ, nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam

- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.

- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người sống tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

- Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

2. Quá độ lên CNXH ở nước ta

a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam

- Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ:

+ Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH

+ Quá độ từ XH tiền tư bản lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

- Đảng và nhân dân ta lựa chọn đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì:

+ Chỉ có đi lên CNXH thì dất nước mới thực sự độc lập.

+ Đi lên CNXH mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột.

+ Đi lên CNXH mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.

=> Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại.

b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta (đọc thêm)

(376) 1252 29/07/2022