Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành và ngày càng phát triển.
D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
Lời giải của giáo viên
Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển xuất phát
từ các nhân tố sau:
*Nhân tố chủ quan:
Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc.
Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng.
Ví dụ:
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi do sự phát triển lực lượng của Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng, kết thúc cuộc nội chiến giữa hai đảng này đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hơn nữa, Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của Mĩ nên cuộc nội chiến cũng mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân.
*Nhân tố khách quan:
Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
Ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đáp án B: là nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn: B
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Ý nào sau đây là nội dung của chiến luợc công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là
Nội dung nào không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện 3 "con rồng" kinh tế Châu Á ở Đông Bắc Á là
Cuộc cách mạng nào đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn nào của kinh tế Nhật?
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ H. Truman đến R. Nixon) là
Nhận định nào sau đây đúng:
1 - Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”.
2 - Năm 1945, ba nước giành được độc lập ở Đông Nam Á là: Việt Nam, Lào, Campuchia.
3 - Cu Ba được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”.
4 - Nhật Bản là nước rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản.
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nuớc Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức có sự tham dự của đại diện ba cường quốc nào?
Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm gì khác biệt?
Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là