Chuyên đề thể tích khối lăng trụ – Trần Đình Cư
Tài liệu gồm 34 trang với các dạng toán về thể tích khối lăng trụ: lăng trụ đứng, lăng trụ đều, lăng trụ xiên, các bài tập có đáp án và lời giải chi tiết.
THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ
1. Định nghĩa: Cho hai mặt song song (α) và (α’). Trên (α) ta lấy đa giác lồi A1A2 … An, qua các đỉnh này ta dựng các đường thẳng song song cắt (α’) tại A’1, A’2 … A’n. Hình bao gồm hai đa giác A1A2 … An, A’1A’2 … A’n và các hình bình hành A1A2A’2A’1, … được gọi là hình lăng trụ.
Nhận xét:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ bằng nhau và song song với nhau.
+ Các mặt bên là các hình bình hành.
+ Hai đáy hình lăng trụ là hai đa giác bằng nhau.
2. Hình lăng trụ đứng – hình lăng trụ đều, hình hộp chữ nhật và hình lập phương
a. Hình lăng trụ đứng: là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với đáy. Độ dài cạnh bên được gọi là chiều cao của hình lăng trụ. Lúc đó các mặt bên của hình lăng trụ
đứng là các hình chữ nhật.
b. Hình lăng trụ đều: là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều. Các mặt bên của lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau. Ví dụ: hình lăng trụ tam giác đều, tứ giác đều … thì ta hiểu là hình lăng trụ đều.
[ads]
c. Hình hộp: Là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành.
d. Hình hộp đứng: là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành.
e. Hình hộp chữ nhật: là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.
f. Hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông và các mặt bên đều là hình vuông được gọi là hình lập phương (hay hình chữ nhật có ba kích thước bằng nhau được gọi là
hình lập phương).
Nhận xét:
+ Hình hộp chữ nhật ⇒ hình lăng trụ đứng (Có tất cả các mặt là hình chữ nhật).
+ Hình lập phương ⇒ hình lăng trụ đều (tất cả các cạnh bằng nhau).
+ Hình hộp đứng ⇒ hình lăng trụ đứng (mặt bên là hình chữ nhật, mặt đáy là hình bình hành).
3. Thể tích khối lăng trụ
Thể tích khôi lăng trụ được tính theo công thức: V = B.h với B là diện tích đáy và h là chiều cao.
4. So sánh khối lăng trụ đứng và khối lăng trụ đều