Đề thi HK2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường THPT Lý Thánh Tông – Hà Nội

HocOn247 giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 đề thi HK2 Toán 10 năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thánh Tông - Hà Nội, đề thi được biên soạn theo dạng đề kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan, vừa kiểm tra được khả năng tư duy logic, trình bày bài giải của học sinh, đồng thời phù hợp với xu hướng thi trắc nghiệm Toán hiện nay
(379) 1262 08/08/2022

HocOn247 giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 đề thi HK2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường THPT Lý Thánh Tông – Hà Nội, đề thi được biên soạn theo dạng đề kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan, vừa kiểm tra được khả năng tư duy logic, trình bày bài giải của học sinh, đồng thời phù hợp với xu hướng thi trắc nghiệm Toán hiện nay. Đề thi có mã đề 001 gồm 3 trang, phần tự luận gồm 4 câu, chiếm 6 điểm, phần trắc nghiệm gồm 20 câu, chiếm 4 điểm, tổng thời gian làm bài 90 phút, đề thi có đáp án và lời giải chi tiết.

Ma trận đề thi HK2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường THPT Lý Thánh Tông – Hà Nội:
Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn:
+ Nhận biết: Điều kiện xác định của BPT có chứa mẫu, Giải bất phương trình đơn giản.
+ Thông hiểu: Giải BPT đơn giản có chứa căn thức, BPT có chứa căn thức, trị tuyệt đối.
+ Vận dụng: Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Dấu của nhị thức bậc nhất:
+ Nhận biết: Nhị thức bậc nhất.
+ Thông hiểu: Dấu của nhị thức, Giải bất phương trình f(x) ≥ 0 với f(x) là tích, thương của các nhị thức bậc nhất.
+ Vận dụng: Bảng dấu, tìm nhị thức đúng.
[ads]
Dấu của tam thức bậc hai:
+ Nhận biết: Điều kiện để hàm số là một tam thức bậc hai.
+ Thông hiểu: Dấu của tam thức, Giải bất phương trình f(x) ≥ 0 với f(x) là tích, thương.
+ Vận dụng: Giải bất phương trình f(x) ≥ 0 với f(x) là tích, thương, Tìm m để phương trình có nghiệm hoặc vô nghiệm, thỏa mãn điều kiện cho trước, tam thức luôn dương hoặc luôn âm (với delta ở dạng bậc hai).
Cung và góc lượng giác:
+ Nhận biết: Đổi độ sang rađian và ngược lại, Chuyển độ sang rađian và ngược lại, Tìm độ dài cung trên đường tròn.
+ Thông hiểu: Tìm độ dài cung trên đường tròn.
Giá trị lượng giác của một cung:
+ Nhận biết: Kiểm tra công thức đúng – sai, Kiểm tra công thức lượng giác cơ bản, Kiểm tra công thức GTLG của các cung có liên quan đặc biệt.
+ Thông hiểu: Xác định dấu của GTLG, Tính giá trị lượng giác còn lại.
+ Vận dụng: GTLN và GTNN của một biểu thức, Tìm giá trị lượng giác của góc α, Chứng minh đẳng thức.
Công thức lượng giác:
+ Nhận biết: Kiểm tra công thức.
+ Thông hiểu: Tính giá trị của biểu thức lượng giác, Tính giá trị của biểu thức lượng giác.
+ Vận dụng: Rút gọn biểu thức, Chứng minh đẳng thức lượng giác.
Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác:
+ Nhận biết: Mệnh đề đúng – sai (định lý sin, định lý côsin), Tính diện tích tam giác sử dụng công thức Hê-rông.
+ Thông hiểu: Tìm bán kính đường tròn nội tiếp (ngoại tiếp).
+ Vận dụng: Tính số đo góc, bài toán thực tế.
Phương trình đường thẳng:
+ Nhận biết: Xác định vectơ chỉ phương, vectơ pháp tuyến, Xác định điểm thuộc đường thẳng, Viết phương trình đường thẳng biết đi qua 1 điểm, biết VTCP hoặc VTPT.
+ Thông hiểu: Tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng, Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm.
+ Vận dụng: Viết phương trình đường thẳng, Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước.
Phương trình đường tròn:
+ Nhận biết: Xác định tọa độ tâm và bán kính đường tròn, Viết phương trình đường tròn biết tâm và bán kính.
+ Thông hiểu: Phương trình đường tròn đường kính AB.
+ Vận dụng: Điều kiện để một phương trình trở thành phương trình đường tròn, Viết phương trình đường tròn, Viết phương trình đường tròn thỏa mãn điều kiện cho trước.

File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG


(379) 1262 08/08/2022